Nguyễn Quốc Việt, Cựu sv lớp Nhân học 07, Khoa Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM, sđt liên hệ 0911901806. Cảm ơn sự ghé thăm của bạn!

31 thg 8, 2014

Cách mã hoá bảng hỏi và nhập liệu trong chương trình sppss

Bài này tôi sẽ chia sẻ với các bạn 2 phần:
- Cách mã hoá bảng hỏi vào SPSS
- Nhập liệu

Quy trình của một nghiên cứu định lượng

Giai đoạn 1: giai đoạn chuẩn bị.
* Xây dựng chương trình nghiên cứu.
Đây là khâu quan rọng trong giai đoạn chuẩn bị, là cơ sở lý luận và ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định các nhiệm vụ khác của cuộc nghiên cứu. giai đoạn này xác định lý thuyết nghiên cứu, và các thiết kế cho cuộc nghiên cứu.

Độ tin cậy của dữ liệu định lượng và cách thức thẩm định

Như chúng ta đã biết phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng con số và giải quyết quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu theo quan niệm diễn dịch. Phương pháp này đặc biệt phù hợp quan niệm tiếp cận của khoa học tự nhiên và thực chứng luận (positivism), liên quan với quan niệm khách quan (objectivist conception) cho hiện thực xã hội.

28 thg 8, 2014

Vì sao đến với Nhân học... Bùi Thành Việt.

Nguồn trích: https://www.facebook.com/CAOHOCXAHOIHOC2006?fref=ufi  

Khi không còn sự lựa chọn khác về ngành học vì khả năng tài chính và cả cách biệt về mặt không gian địa lý thì việc lựa chọn ngành Nhân học là phù hợp nhất.

25 thg 8, 2014

Các lệnh SPSS thông dụng trong nghiên cứu định lượng

Phân I:
 SPSS là một phần mềm hỗ trợ xử lý dữ liệu, được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số lệnh thông dụng trong nghiên cứu xã hội. Đồng thời tôi cũng tránh sử dụng ngôn ngữ thống kê để các bạn dễ hiểu hơn.

23 thg 8, 2014

Học ngành nhân học ra trường làm gì ?

Hãy thử gõ ba từ đầu tiên của câu hỏi này trên công cụ tìm kiếm google search. Chắc hẳn câu hỏi đó sẽ hiện lên với hạng mục gợi ý đầu tiên. Điều này cho tôi một ý nghĩa rằng: đã và đang có rất nhiều người muốn nhờ ai đó trả lời giúp cho họ câu hỏi: Học nhân học ra trường làm gì?

21 thg 8, 2014

Câu chuyện về một thầy lang


"Một thầy thuốc cần phải được dạy dỗ vất vả, nhưng đôi khi chữa được bệnh hay không và chữa được cho ai đó lại là một cái căn duyên mà không phải ai cũng có thể có, và với tôi đó là một định mệnh".

20 thg 8, 2014

Tục thờ Ông Nam Hải và Lễ hội Cầu ngư

Nguyễn Man Nhiên
Từ bao đời nay, người dân làm nghề biển giã rất sùng kính cá Voi, coi đó là một vị thần tối cao luôn cứu giúp họ khi gặp hoạn nạn trên biển cả. Trong các đình làng biển ở Khánh Hòa, ngoài bàn thờ Tiền hiền, Hậu

Sự tích Ông Tà (Nek Tà) của người Khmer

Ông Tà hay Nek Tà là một vị thần trong văn hoá dân gian của người Khmer Nam bộ. Về nguồn gốc, có rất nhiều cốt truyện khác nhau được người dân kể lại. Tôi xin kể ra một số câu chuyện

19 thg 8, 2014

Nhân học là học con người

Chủ Nhật, ngày 09 tháng 3 năm 2014 - theo: congdongnhanhoc.edu.vn
Cứ lần lữa, lần lữa mãi, đến giờ phút này tôi mới cầm bút và quyết định viết lên những tâm sự của mình về cái ngành Nhân học, sau gần 4 năm « ăn nhờ ở đậu ». Trong tai tôi vẫn văng vẳng đâu đó những câu hỏi như : nhân học là gì, nhân học làm gì…

Sống và tham gia vào các nền văn hoá bản địa đã dạy tôi nhiều thứ

Chủ Nhật, ngày 09 tháng 3 năm 2014 - theo: congdongnhanhoc.edu.vn

Những ưu điểm và khuyết điểm của nghiên cứu định lượng

Vấn đề thảo luận:
Sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng là gì?
Từ đó rút ra những ưu và khuyết điểm của nghiên cứu định lượng?
I/ Sự khác biệt giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp định lượng và định tính có vai trò rất lớn đối với đề tài nghiên cứu, hai phương pháp này sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng tuy nhiên hai phương pháp này lại trái ngược nhau về cách thức và phương pháp hoạt động.
1/ Về định nghĩa:
Đối với nghiên cứu định tính thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.
Còn với nghiên cứu định lượng thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
2/ Về việc sử dụng lý thuyết:
Trong nghiên cứu định tính nhà nghiên cứu sử dụng theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu, có nghĩa là nhà nghiên cứu dựa vào các lý thuyết để xây dựng cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện.
Còn trong nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan, do là phương pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan cao nên phương pháp định lượng có độ trung thực cao.
3/ Về cách thực thực hiện:
Nghiên cứu định tính là một trong những nghiên cứu đòi hỏi ở nhà nghiên cứu khả năng quan sát và chọn mẫu cho phù hợp vì đây là giai đoạn đầu để hình thành nên đề tài, phương pháo nghiên cứu định tính chủ yếu sử dụng các biện pháp mang tính chủ quan như :
a/ Phỏng vấn sâu :
- phỏng vấn không cấu trúc.
- phỏng vấn bán cấu trúc.
- phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.
b/ Thảo luận nhóm:
- thảo luận tập trung.
- thảo luận không chính thức.
c/ Quan sát tham dự:
Đối với nghiên định lượng nhà nghiên cứu phải:
- Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.
- nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm.
- vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn.
- Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian.
- Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể.
- Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm.
4/ Cách chọn mẫu:
§ Trong nghiên cứu định tính:
- chọn mẫu xác xuất :
- mẫu xác xuất ngẫu nhiên.
- mẫu xác xuất chùm
- mẫu hệ thống.
- mẫu phân tầng.
- mẫu cụm.
- chọn mẫu phi xác xuất.
§ Trong nghiên cứu định lượng:
- theo thứ tự.
- câu hỏi đóng – mở.
- câu hỏi được soạn sẵn.
- câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.
- câu hỏi không gây tranh luận.
5/ cách lập bảng hỏi.
a/ Trong nghiên cứu định tính
- không theo thứ tự.
- câu hỏi mở.
- câu hỏi dài.
- câu hỏi gây tranh luận.
b/ Đối với nghiên cứu định lượng:
- theo thứ tự.
- câu hỏi đóng – mở.
- câu hỏi được soạn sẵn.
- câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.
- câu hỏi không gây tranh luận.
II/ ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.
MẠI DÂM Ở VIỆT NAM: CÁC TÁC ĐỘNG TỚI DỰ PHÒNG HIV/AIDS?
Tác giả: Vũ Ngọc Bảo
TÓM TẮT:
Bài viết nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố hoàn cảnh văn hóa- xã hội chi phối việc những người mại dâm nữ (NMDN) và khách hàng của họ thực hiện hành vi tình dục có nguy cơ. Các phát hiện thu được từ một nghiên cứu Nhân học tiến hành ở tỉnh Cần Thơ thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân chủ yếu khiến NMDN thực hiện hành vi quan hệ tình dục không an toàn- tình dục không dung bao cao su là nỗi lo sợ bị bắt giữ trong thời gian diễn ra chiến dịch phòng chống “tệ nạn xã hội”. Vì mại dâm có tính di biến động và trá hình, NMDN gặp khó khăn khi tiếp cận và sử dụng bao cao su.. Khách hang nam giới thường là người ra quyết định về việc dung bao cao su trong quan hệ tình dục. NMDN không có khả năng kinh tế và khả năng thương thuyết để yêu cầu một khách hang tiềm năng sử dụng bao cao su, trong khi đó, khách hang thường dựa theo sở thích cảm tính và các niềm tin cá nhân và khoái cảm tình dục và tình dục “an toàn” đề quyết định dùng hay không dùng bao cao su. Nghiên cứu gợi ý cần tăng cường quảng bá rộng rãi cách tiếp cận theo hướng giảm thiểu nguy cơ và can thiệp dành cho nam giới qua các chương trình thay đổi hành vi đối với NMDN và khách hàng của họ.
ƯU ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH QUA BÀI NGHIÊN CỨU.
1. Xem xét vấn đề bằng nhãn quan của đối tượng nghiên cứu:
Bằng các phương pháp phỏng vấn sâu và quan sát, nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các yếu tố văn hóa- xã hội tác động tới NMDN và khách hàng của họ sử dụng bao cao su.Ở đây, nhà nghiên cứ đóng vai trò là người quan sát và ghi lại những thong tin mà đối tượng cung cấp chứ hoàn toàn không can thiệp vào các dữ liệu của bài nghiên cứu bằng cái nhìn chủ quan của mình.
2. Miêu tả nhấn mạnh đến bối cảnh.
Các nhà nghiên cứu định tính thường cung cấp các chi tiết miêu tả nhiều hơn các nhà nghiên cứu định lượng vì vai trò của việc hiểu bối cảnh là rất quan trọng để có thể hiểu được các hành vi xã hội. Trong bài nghiên cứu, hoạt động mại dâm ở Việt Nam tồn tại trong bối cảnh chính sách và các thiệt chế pháp luật nhằm xóa bỏ mại dâm. Mại dâm là bất hợp pháp và là tệ nạn xã hội, hủy hoại thuần phong mỹ tục của quốc gia, ảnh hưởng tới đời sống văn hóa- xã hội, gây ra bệnh AIDS và phải được loại trừ. Ngoài ra, việc sử dụng bao cao su hay không cũng bị chi phối trong bối cảnh văn hóa truyền thống, nơi mà người đàn ông là người thường đưa ra quyết định còn phụ nữ phải thực hiện theo.Việc đưa ra được một bối cảnh cụ thể trong nghiên cứu có thể cugn cấp them bằng chứng cho việc vận động thay đổi chính sách và chương trình hỗ trợ nhằm giảm thiểu nguy cơ và thay đổi hành vi để dự phòng HIV/AIDS cho MDN và khách hang của họ.
3. Nhấn mạnh đến quá trình:
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các quan sát tổng thể và gặp gỡ trao đổi không chính thức với các đối tượng khác nhau ở 10 “điểm nóng” trong thời gian hơn 1 tháng. Bằng cách thâm nhập vào bối cảnh xã hội trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu có thể lưu ý đến yếu tố thời gian ảnh hưởng tới sự kiện như thế nào.
4. Tính linh hoạt và không có tính cấu trúc:
Bằng các phương pháp tham dự và phỏng vấn, nhà nghiên cứu có thể linh hoạt trong việc xử lí các dữ liệu mà cụ thể ở đây là những lí do khiến cho NMDN và khách hàng của họ có hay không sử dụng bao cao su. Nhà nghiên cứu không hề phải phụ thuộc vào bất cứ một công thức nào sẵn có để xác lập hệ thống lý thuyết cho đề tài nghiên cứu mà chỉ phụ thuộc vào các thông tin mà đối tượng cung cấp.
5. Các khái niệm và lí thuyết dựa trên dữ liệu:
Đối với các nhà nghiên cứu định tính, khái niệm và lí thuyết thường được quy nạp từ dữ liệu thu thập được. Các phát hiện trong nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng thực tế củng cố việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố hoàn cảnh đối với việc chấp thuận các hành vi bảo vệ cho dự phòng HIV. Đồng thời, thông qua những dữ liệu thu thập được, nhà nghiên cứu có thể đưa ra các chứng cứ quan trọng nhằm góp phần vào việc phát triển các chính sách nhấn mạnh các chương trình can thiệp giảm tác hại được đưa ra trong chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
1/Có quá nhiều tính chủ quan:
Trong bài nghiên cứu, nhà nghiên cứu bắt đầu bằng một phương thức tương đối mở là phỏng vấn sâu với 10 NMDN và 10 khách làng chơi. Trong đó tập trung vào đối tượng NMDN giá thấp với giả thuyết ban đầu là họ có thể có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những đối tượng NMDN giá cao hơn vì họ hành nghề trong những điều kiện khó khăn và không có khả năng thương thuyết với khách hàng. Do dựa vào các quan điểm thường là không có hệ thống nên trong quá trình xử lí dữ liệu sẽ nghiêng về tính chủ quan của đối tượng nghiên cứu.
2. Vấn đề khái quát hóa bị hạn chế:
Phạm vi của bài nghiên cứu chỉ hạn chế ở tỉnh Cần Thơ nên những trường hợp tại đây không thể đại diện cho một bộ phận lớn các trường hợp khác ở những nơi mà hoàn cảnh xã hội khác đi.
4. Thiếu sự minh bạch:
Việc các đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn được giấu tên vì tính chất nhạy cảm của vấn đề và nhà nghiên cứu cũng không thể trình bày quá trình chọn lựa người quan sát hay đối tượng phỏng vấn là nguyên tắc nghề nghiệp của các nhà nghiên cứu nên ta không xét vấn đề này . Tuy nhiên , sự thiếu sự minh bạch ở đây thể hiện qua cách thức chọn mẫu .Với cách thức chọn mẫu của phương pháp nghiên cứu định tính thì mẫu ban đầu ( hay mẫu mầm ) là mẫu mà nhà nghiên cứu cho rằng có tính chất phù hợp với vấn đề thông tin cần khai thác, như vậy mang tính chủ quan của tác giả . Với phương pháp khai thác thông tin từ việc tìm thêm mẫu nghiên cứu : khi đã có mối quan hệ thân quen với một đối tượng là gái mại dâm hay khách làng chơi có thể nhờ mối quan hệ đó để tìm thêm những mẫu nghiên cứu khác . Tuy nhiên , phương pháp này không thật sự minh bạch , khó có ai có thể kiểm chứng những thông tin thu thập được , từ đó dẫn đến việc xử lí thông tin cũng thiếu sự minh bạch .
Đối với bất kì một phương pháo nào cũng đều có điểm mạnh và hạn chế của nó, không có một phương pháo nào hoàn hảo chính vì vậy mà khi làm một đề tài nghiên cứu nhà nghiên cứu thường sử dụng rất nhiều phương pháp trong việc thu thập và sử lí thông tin, thường thì các phương pháp là khác nhau nhưng nó lại hổ trợ cho nhau rất nhiều.
Với phương pháp nghiên cứu định lượng cũng vậy nó cũng có điểm mạnh và hạn chế riêng của nó cụ thể như trong cuộc điều trà KAP.
Nghiên cứu KAP cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu được ở các mẫu tương đối nhỏ ra quần thể lớn hơn; nó cũng cho phép đo lường và đánh giá mối liên quan giữa những biến số; tiến hành điều tra khá dễ và triển khai khá nhanh chóng; và kết quả thu được từ các cuộc điều tra tốt có thể sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các vùng. Tuy nhiên KAP có một số nhược nhược điểm và cần được sử dụng một cách thận trọng. Đáng lưu ý nhất là những sai số không do chọn mẫu, ví dụ người được hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hoặc cố tình nói dối. Hai vấn đề nghiêm trọng nhất là:
- Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ.
- Những sai số ngữ cảnh là những yếu tố liên quan đến bản thân cuộc phỏng vấn. phương pháp nghiên cứu định lượng giả định rằng hành vi và thái độ của con người không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.
Nghiên cứu định tính cho phép các nghiên cứu viên hạn chế các sai số ngữ cảnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra một môi trường phỏng vấn mà trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất.
Các phương pháp này thu thập thông tin khác nhau đem lại thông tin khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng phương pháo nào cần phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu Các phương pháp NCĐT và NCĐL có thể kết hợp để bổ sung lẫn cho nhau.
Ví dụ:
- NCĐT có thể hỗ trợ cho NCĐL bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháo điều tra.
- NCĐL có thể hỗ trợ cho NCĐT bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu
- NCĐT có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các NCĐL.
Trong một nghiên cứu khác về phương pháp nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu thị trường của tác giả Trần Thị Thu Phượng thì tác giả cho rằng Nghiên cứu thị trường có thể được chia thành hai nhóm: các phương pháp phân tích định tính đối lại với định lượng.
Trong những năm 1970-80, các phương pháp định tính chiếm ưu thế. Chúng dựa vào tâm lý học nhằm khám phá, tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng, cách ứng xử hay hành vi của họ. Nhờ đó, doanh nghiệp có được thông tin tốt hơn trong việc lựa chọn các chiến lược phân khúc thị trường (segmentation), định giá (pricing), khuyến mãi (promotion), marketing mix, và xây dựng thương hiệu (brand equity). Nhưng gần đây, kết quả nghiên cứu của các phương pháp định tính này không mấy khả quan. Như Peter Rossi (University of Chicago) và Marco Vriens (Microsoft Corp) đã chỉ ra: “tỷ lệ trả lời [các câu hỏi phỏng vấn] thấp tới mức đáng ngại. Câu trả lời cho các bảng hỏi dài của nghiên cứu thị trường thường bị quá thiên lệch, và “những “nhà chuyên nghiệp” giờ đây cũng hành ghề trong focus groups và những phương pháp nghiên cứu đinh tính khác.
Dữ liệu thu thập được bởi các nhà nghiên cứu thị trường ngày càng bị khách hàng của họ đặt thành vấn đề.” Có lẽ những lời nhận định trên đây lý giải phần nào cho một vài kinh nghiệm không mấy tốt đẹp mà các công ty Việt nam đã gặp phải. Chẳng hạn như những nghiên cứu thị trường cho việc định giá máy laptop lắp ráp ở TP HCM. Sự quá tốn kém và thiếu tin cậy của những phân tích này khiến cho một số nhà kinh doanh đầy kinh nghiệm bị nản lòng. Những biểu đồ ngay ngắn, nhiều mầu sắc, với những lời nhận xét chung chung không giúp họ vạch ra được một chiến lược kinh doanh cụ thể, có hiệu quả.
Một dòng nghiên cứu thị trường khác là các phương pháp định lượng phổ biến mạnh nhất ở Mỹ. Dòng nghiên cứu này bắt đầu vào khoảng cuối thập kỷ 1970, nhờ sự tiến bộ của các công cụ đo lường kinh tế (econometrics), mà nó cho phép phân tích và đánh giá tác động tâm lý của người tiêu dùng vào hành vi chi tiêu của họ.
Để hình dung, ta hãy xét một ví dụ cụ thể. Ai trong chúng ta đôi khi cũng phải ra một quyết địnhlớn như lập gia đình, xây nhà, hoặc mua xe ô tô. Khi đó, trong đầu bạn diễn ra những cân nhắc thiệt hơn của việc làm một quyết định lớn như vậy. Nếu ích lợi ròng của việc mua sắm đó là dương, thì bạn quyết định mua, và nếu là âm, thì bạn không mua.
Độ lớn của ích lợi ròng này phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, như nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân, và sở thích, vân vân. Không ai có thể “đọc” được những phân tích thiệt hơn như vậy trong đầu bạn. Nhưng rõ ràng là các đại lý bán nhà đất hoặc xe hơi có thể quan sát được hành động của bạn. Tức là việc bạn quyết định mua hay không.
Quan trọng hơn, các quyết định đó bộc lộ ý nguyện tiềm ẩn trong đầu bạn. Rằng nhu cầu mua sắm đó đã đủ chín muồi chưa để đi đến quyết định mua. Dựa vào quan hệ như vậy, đại lý bán xe hơi có thể dự đoán đuợc khả năng bạn sẽ mua xe (tức là mức độ chín muồi của quyết định như vậy), nếu như biết được các dữ kiện về thu nhập, tình trạng gia đình, và sở thích về sở hữu xe hơi của bạn.
(Yếu tố cuối cùng có thể được đo lường được, nhờ chấm điểm từ 1, 2,…, đến 5 chẳng hạn, thể hiện mức độ ưa thích tăng dần). Nhờ vào những phân tích định lượng này, các nhà đại lý nhà đất hay bán xe hơi có thể xác định được nhu cầu tiềm tàng của lớp người tiêu dùng trên thị trường ngách của họ.
Ví dụ nêu trên bao hàm bốn điểm quan trọng đáng được nhấn mạnh lại. Thứ nhất, phân tích định lượng kiểu như vậy tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế, tâm lý, và xã hội của các cá nhân đến hành vi tiêu dùng của họ. Tương tự, phương pháp đó cũng có thể dùng để đo lường tác động của các chiến lược về giá cả, quảng cáo, khuyến mãi, và dịch vụ hậu bán hàng của một công ty lên doanh số của nó. Những mối quan hệ tương tác đó được đúc kết lại trong các lý thuyết kinh tế và kinh doanh, giảng dạy tại các công ty lớn hay trường quản trị kinh doanh ở Mỹ, Tây Âu, hay Nhật Bản. Nó là một sự trừu tượng hoá thực tiễn thành lý luận. Nó chỉ ra đâu là các yếu tố thiết yếu nhất tác động đến hành vi của các tác nhân thị trường; các tác động đó diễn ra như thế nào. Chẳng hạn, ta tin rằng giá cả càng mang tính cạnh tranh, thì số lượng bán ra của công ty càng nhiều. Phí tổn quảng cáo càng lớn, thì người tiêu dùng càng tin vào chất lượng sản phẩm của công ty. Bởi vì họ lý giải rằng, nếu chất lượng sản phẩm không thật sự tốt, thì công ty lấy đâu ra đủ doanh số bán để bù đắp cho chi phí quảng cáo dài hạn.
Thứ hai, dựa trên cơ sở lý thuyết về các mối quan hệ kinh tế nêu trên, người làm nghiên Cứu thị trường có thể lập ra những bảng hỏi ngắn gọn, logic, có độ “phân giải” cao, hàm ý rất rõ ràng, “sắc nét”. Ở đây, ta thấy có sự giao lưu giữa phương pháp định tính và định Lượng trong nghiên cứu thị trường. Cả hai phương pháp đều dựa trên việc điều tra để lấy thông tin về người tiêu dùng hay nhà phân phối. Nhưng bảng hỏi của phương pháp định lượng thường ngắn hơn, cụ thể hơn, và chỉ tập trung vào các yếu tố chứa đựng lượng thông tin lớn nhất cho việc lý giải hành vi của đối tượng được nghiên cứu. Sự lựa chọn các yếu tố mang thông tin đó không lệ thuộc nhiều vào khả năng hiểu biết về tâm lý học của người lập bảng hỏi. Nó được chỉ dẫn bởi lý thuyết kinh tế, đúc kết từ các tương tác trong kinh doanh của hàng triệu tác nhân trong bối cảnh tương tự với đối tượng được nghiên cứu. Trong kinh tế học lý thuyết này được gọi là lý thuyết trò chơi.
Thứ ba, dựa vào dữ liệu thu thập được, các phương pháp đo lường kinh tế cho phép đánh
giá các quan hệ kinh tế, với độ tin cậy xác định về mặt thống kê. Những đánh giá đó có thể được sử dụng cho phân tích và dự báo. Không ngạc nhiên, những kỹ thuật đo lường này cũng được sử dụng từ phân tích và dự báo thời tiết, cho đến việc xác định quỹ đạo của tên lửa bắn tới các hành tinh. Nếu nhìn một cách thuần tuý định tính, chúng ta có thể mô tả với một danh sách rất dài và phức tạp về các đặc trưng của một cơn bão. Nhưng dựa trên đo lường kinh tế, bằng cách chỉ tập trung vào những yếu tố khí tượng thủy văn thiết yếu nhất, ta có thể dự báo khá chính xác đường đi và vận tốc của cơn băo, mà không một phân tích định tính nào có thể hy vọng làm được như vậy.
Cuối cùng, kết quả phân tích và dự báo định lượng được đối chiếu lại với cơ sở lý luận cho việc lập mô hình phân tích và dự báo. Sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ cho phép cho ra những quyết định kinh doanh rất có lợi cho công ty, như là hệ quả trực tiếp của việc có được những thông tin đáng tin cậy về thị trường. Một phân tích thực nghiệm không phù hợp với lý thuyết thường dẫn tới việc kiểm định lại lý thuyết hay cách đặt vấn đề, mà dựa vào đó để lập mô hình phân tích. Điều đó dẫn đến vòng lặp: lý thuyết định hướng việc nghiên cứu thực tiễn; và kết quả phân tích thực tiễn thúc đẩy sự phát triển của lý luận. Có lẽ chính nhờ vòng lặp này, mà các quan điểm kinh tế thực chứng hay “thực dụng” kiểu Mỹ chiếm ưu thế hơn hẳn so với trường phái kinh viện ở châu Âu, nơi cho đến giờ vẫn tiên phong về vẻ đẹp thuần tuý của lý thuyết với tính trừu tượng của nó.
Như vậy với hai ví dụ này chúng ta có thể thấy rằng phương pháp định lượng có nhiều điểm mạnh và hạn chế mà chúng ta cân lưu ý tới.
Lớp Nhân học 07


Mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu Nhân học

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
Câu 1: Mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu Nhân học.
I. CÁC LÝ THUYẾT TRONG NHÂN HỌC
Theo nhóm chúng tôi lý thuyết:là một hệ thống khái niệm khoa học, hệ thống khái niệm chuyên về một vấn đề, chuyên đề, lĩnh vực giải quyết các luận điểm khoa học bằng các chứng cứ khoa học, các lý thuyết phát triển xa,sâu, rộng hơn, liên hệ thực tế để giải thích cho các chuyên đề, lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm.
Trong Nhân học có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Song nhóm chúng tôi chỉ tập trung tiếp cận vào những cách tiếp cận cơ bản nhất, đó là : Thuyết tiến hóa, thuyết chức năng hay thuyết cấu trúc-chức năng, thuyết cấu trúc, thuyết tương đối văn hóa, thuyết giải thích văn hóa, thuyết lan truyền hay khuếch tán văn hóa.
1. THUYẾT TIẾN HÓA
Người đặt nền móng cho lý thuyết này là Charles Darwin. Trong công trình “ Nguồn gốc các loài” nổi tiếng của mình, ông cho rằng con người cũng như các loài động thực vật khác đều trải qua một quá trình tiến hóa. Động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa này là quy luật lựa chọn tự nhiên : trong số các sinh vật sinh ra, sinh vật nào cũng có khả năng thích nghi cao nhất với môi trường sống và sự thay đổi của nó mới sống sót và tồn tại, ngược lại sẽ bị diệt vong. Theo ông, loài người đã tiến hóa lên từ cùng một loài đó là loài vượn người. Nhưng ông cho rằng quá trình phát triển tiến hóa của con người cũng như các loài động thực vật khác không diễn ra theo một định hướng chung nào cả.
Lý thuyết tiến hóa cung cấp cho Nhân học cách tiếp cận để nghiên cứu,giải thích bản chất sự tương đồng và khác biệt về mặt sinh học, xã hội và văn hóa của loài người; nghiên cứu và giải thích các hiện tượng xã hội và văn hóa đa dạng của con người trong mối quan hệ lịch đại. Tuy nhiên theo nhiều học giả, lý thuyết này có nhiều hạn chế : 1). Từ các kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng quá trình tiến hóa xã hội và văn hóa của con người diễn ra hết sức đa dạng chứ không theo một quá trình đơn tuyến từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp từ lạc hậu đến văn minh như quan điểm các nhà tiến hóa luận của thế kỉ XIX; 2). Động lực của quá trình tiến hóa do nhiều nguyên nhân khác như sự trao đổi tiếp xúc giữa con người, giữa các cộng đồng người cũng như áp lực biến đổi từ bên ngoài. 3). Với thuyết tiến hóa, xã hội,nhất là văn hóa của loài người bị phân chia ra thành các bậc mang tính đẳng cấp : nguyên thủy đối lập văn minh, lạc hậu đối lập với tiến bộ…
2. THUYẾT CHỨC NĂNG, CẤU TRÚC-CHỨC NĂNG HAY CÁCH TIẾP CẬN CỦA TRƯỜNG PHÁI XÃ HỘI HỌC ANH
Người đặt nền móng cho cách tiếp cận chức năng là Bronislaw.K.Malinowski (1884-1942) và cho cách tiếp cận cấu trúc-chức năng là Radcliff Brown ( 1922- ?).
Thuyết chức năng hay cấu trúc - chức năng là lý thuyết nhấn mạnh tới các chức năng của các thiết chế xã hội mà nhờ có các chức năng này, một số thiết chế xã hội có thể tồn tại được qua thời gian. Song để phân biệt cần lưu ý là cách tiếp cận chức năng nhấn mạnh tới các chức năng thỏa mãn các chức năng của của con người còn cách tiếp cận cấu trúc- chức năng nhấn mạnh tới chức năng duy trì cấu trúc của các thiết chế xã hội. Có thể lấy tổ chức dòng họ, một hình thức tổ chức xã hội dựa trên mối quan hệ huyết thống làm ví dụ. Mặc dù đã trải qua nhiều biến đổi nhưng tổ chức dòng họ vẫn tồn tại qua thời gian dưới các hình thức khác nhau ở nhiều cộng đồng người trên thế giới. Từ các thiết chế xã hội có thể suy rộng ra là các thiết văn hóa : nhiều thiết chế văn hóa có thể tồn tại được qua thời gian vì chúng có những chức năng riêng của chúng.
Cách tiếp cận chức năng, cấu trúc – chức năng có giá trị rất lớn trong việc nghiên cứu và giải thích sâu sự tồn tại qua thời gian của một số thiết chế xã hội và văn hóa của các cộng động người. Nhưng với các cánh tiếp cận này, chức năng của các thiết chế xã hội và văn hóa được xem như là tĩnh. Trên thực tế, chức năng của các thiết chế xã hội và văn hóa cũng biến đổi qua thời gian.
3. THUYẾT CẤU TRÚC
Người đặt nền móng cho thuyết cấu trúc là nhân học Pháp là Claude Levi-Strauss.
Lý thuyết ngôn ngữ cấu trúc hay lý thuyết cấu trúc âm vị đã tạo ra một bước ngoặc trong nghiên cứu ngôn ngữ. Dựa trên lý luận cấu trúc âm vị, các nhà điều khiển học đã nghiên cứu và phát hiện ra nguyên tắc hoạt động của hệ thần kinh của con người.
Levi- Strauss cho rằng văn hóa có thể chuyển đạt được ý nghĩa của nó vì nó có cấu trúc tương tự như ngôn ngữ. Nhờ có cấu trúc văn hóa, bộ não của con người có thể lưu giữ,giải mã được ý nghĩa của các hiện tượng của nó. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của các nhà Nhân học là ở chỗ sử dụng phương pháp nghiên cứu tương tự như đã sử dụng ngôn ngữ cấu trúc để nghiên cứu, khám phá ra các quy luật cấu trúc chung của văn hóa.
Tuy thuyết cấu trúc có ảnh hưởng rất lớn đối với Nhân học cũng như đối với các ngành khoa học xã hội khác, nhưng nó cũng bộc lộ những hạn chế mà hạn chế lớn nhất là xem cấu trúc của bộ óc con người dường như quá đơn giản và nhấn mạnh quá mức tới khía cạnh nhận thức của văn hóa.
4. THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA
Lý thuyết tương đối văn hóa là do các nhà Nhân học Mỹ đề xướng mà người đặt nền móng là Franz Boas ( 1858 – 1942).
Theo thuyết tương đối văn hóa, những khác biệt về văn hóa nhất là ứng xử giữa các cộng đồng người là kết quả quá trình biến đổi thích nghi với môi trường sống riêng của các cộng đồng người. Vì vậy, chúng phải được tôn trọng và hiểu trong những bối cảnh riêng và cụ thể. Trong khi văn hóa loài người là đa dạng thì không thể đánh giá hay đo lường chúng theo những tiêu chuẩn chung và hiểu chúng trong những bối cảnh cụ thể.
Lý thuyết này, có ảnh hưởng lớn trong Nhân học nhất là Nhân học Mỹ vì nó cung cấp sự hiểu biết về tính đa dạng của văn hóa loài người và cách tiếp cận nghiên cứu mô tả và giải thích các hiện tượng văn hóa theo bối cảnh riêng và cụ thể của chúng hay nói một cách khác là theo quan niệm của : “người bên trong” tức của những người mang văn hóa.
5. THUYẾT GIẢI THÍCH VĂN HÓA
Lý thuyết giải thích văn hóa đã hình thành vào khoảng những năm 1960. Clifford Greertz được coi là “kiến trúc sư” của lý thuyết này.
Theo cách tiếp cận này, văn hóa không phải là một biểu mẫu nằm trong đầu con người mà được thể hiện ra bên ngoài thông qua các biểu tượng và các hoạt động.Các biểu tượng chính là các phương tiện chuyển đạt ý nghĩa.
Vì vậy, phân tích văn hóa là đi tìm cách giải thích ý nghĩa của các biểu tượng.
Lý thuyết giải thích văn hóa đã tạo ra sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt trong nghiên cứu văn hóa cụ thể, từ chỗ coi văn hóa cụ như là các hiện tượng vật chất tới chỗ coi chúng như những hiện tượng tinh thần. Hơn nữa, cách tiếp cận sử dụng các công cụ phân tích khác nhau của ngành Nhân học cũng như các ngành khoa học khác như : tâm lý học, sử học, văn học…
6. KHUẾCH TÁN VĂN HÓA
Theo Morgan, những tương đồng văn hóa giữa các quần thể người sinh sống ở các vùng đất khác nhau trên thế giới là do sự thống nhất về nguồn gốc và sự giống nhau về quá trình tiến hóa tạo nên. Cụ thể, con người đã tiến hóa lên từ cùng một loài vượn người đó là loài vượn người tại một khu vực trên thế giới mà ông cho rằng đó có thể là khu vực Đông Phi.
Các cách tiếp cận khuếch tán văn hóa có giá trị cho việc nghiên cứu và phân tích sự thống nhất trong đa dạng của các văn hóa. Nhưng lý luận khuếch tán văn hóa của các học giả Anh chứa đựng các tư tưởng của thuyết trung tâm tộc người, tức cho người Châu Âu là văn minh và văn hóa Châu Âu là ưu việt và thuyết trung tâm Châu Âu tức cho Châu Âu là trung tâm văn minh của thế giới.
Theo nhận định của nhóm chúng tôi thì chúng tôi lựa chọn lý thuyết “ Thuyết tương đối văn hóa” của Boas trong cách tiếp cận của Nhân học vì để hiểu được văn hóa theo quan niệm của “ người bên trong”, tức là của những người mang văn hóa, nhấn mạnh tới việc nhập thân hay hòa mình của người nghiên cứu là “những người ngoài” vào văn hóa mà họ nghiên cứu bằng cách tự xã hội hóa mình vào với văn hóa. Nhờ vậy, các nhà nghiên cứu có thể tránh được việc nghiên cứu, mô tả và giải thích các hiện tượng văn hóa của cộng đồng người mà họ nghiên cứu thiên lệch theo lăng kính văn hóa riêng của mình.
Không có lý thuyết nào là hoàn hảo, chỉ mang tính tương đối, quan trọng là nhà nghiên cứu biết kết hợp và chọn cho mình một lý thuyết nghiên cứu phù hợp với vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm. Do đó, lý thuyết tương đối văn hóa mà nhóm chúng tôi lựa chọn vẫn còn một số hạn chế nhất định như: lý thuyết này vô hình chung đã coi nhẹ hay phủ nhận tính thống nhất thể hiện trong nhận thức, tâm lý, tư tưởng,tình cảm,đạo đức,…của con người mà chính nhờ có tính thống nhất này con người thuộc các văn hóa khác nhau mới có thể hiểu được nhau.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG NHÂN HỌC.
Nhóm chúng tôi đã thống nhất rằng nhóm Cầu Vòng đã cung cấp rất đầy đủ cho chúng ta về phần khái niệm phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm của các nhà Nhân học, xã hội học khác nhau. Và chúng tôi chọn quan điểm của H. Russel Bernard. Theo ông, có hai phương pháp nghiên cứu trong Nhân học là phương tiếp cận định tính và phương pháp tiếp cận định lượng.
Phương pháp là một hệ thống những yếu tố được xây dựng theo nguyên tắc nhất định để nhằm đạt được mục tiêu nhanh và hiệu quả nhất. Ngành Nhân học sử dụng những phương pháp thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra.
Phương pháp là một công cụ để thu thập tổng hợp và phân tích các thông tin từ thực tế trên cơ sở mục tiêu của một đề tài nghiên cứu nhất định. Và là lý thuyết được biến thành phương tiện,con đường cho nghiên cứu.
Theo H.Russel Bernard thì “ Phương pháp nói một cách khách quan là sự nghiên cứu làm cách nào chúng ta biết được sự vật hiện tượng và vấn đề mà chúng ta muốn tìm hiểu.

1. Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu theo quan niệm diễn dịch.
- nghiên cứu lý thuyết là chủ yếu nghiên cứu tài liệu,tư liệu đã có sẵn,có trước để tìm ra vấn đề.
- nghiên cứu thực nghiệm (điền dã dân tộc học): trong điều kiện có sự tác động có chủ định của nhà nghiên cứu .
- nghiên cứu phi thự nghiệm:không có bất cứ sự tác động nào làm biến đổi trạng thái của sự vật.
- nghiên cứu lịch sử: là pp đòi hỏi nghiên cứu sự vật,hiện tượng trong quá trình phát sinh,phát triển và tiêu vong với đầy đủ tính đa dạng phong phú của nó.

2. Phương pháp nghiên cứu định tính- là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.
Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Bao gồm 3 phương pháp chính đó là: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phương pháp quan sát.
-.PHỎNG VẤN SÂU
a. Phỏng vấn không cấu trúc
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi sử dụng phương pháp này nghiên cứu viên phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Nghiên cứu viên có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn.
- Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu.

b. Phỏng vấn bán cấu trúc
Phỏng vấn bán cấu trúc là PV dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng PV. Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm:
-Phỏng vấn sâu
-Nghiên cứu trường hợp
-Lịch sử đời sống.
Thông tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều cuộc phỏng vấn kéo dài (thường là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu trúc)
Ưu điểm của PV bán cấu trúc
- Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn
- Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh.
- Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được
Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp

c. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống
Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm các con số, các dữ liệu có thể đo đếm được. Các phương pháp này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu.
Các phương pháp này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quanh họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào.
- Liệt kê tự do (Free listing)
Tách biệt và xác định các phạm trù cụ thể. NCV yêu cầu đối tượng liệt kê mọi thông tin mà họ có thể nghĩ tới trong một phạm trù cụ thể.
- Phân loại nhóm
Phương pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các phạm trù khác nhau và mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ, NCV có thể yêu cầu đối tượng phân loại các bệnh của đường sinh dục và các bệnh lây qua đường tình dục hoặc phân loại những tiếp xúc không gây lây nhiễm HIV và những tiếp xúc có thể làm lây nhiễm.

- THẢO LUẬN NHÓM
a. Thảo luận nhóm tập trung
Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đặc điểm nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ học vấn, cùng một độ tuổi, cùng một giới tính ...
Thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương trình hiện tại, thu thập các thông tin về một chủ đề phục vụ cho việc xây dựng bộ câu hỏi có cấu trúc.
Ưu điểm của phương pháp
- Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so với phỏng vấn cá nhân.
- Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng
- Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân
Nhược điểm
- Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với phỏng vấn cá nhân.
- Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm và hành vi trong cộng đồng.
- Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân.
- Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với PV cá nhân
- Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất khó, nhất là việc gỡ băng ghi âm.

b. Phỏng vấn nhóm không chính thức
Ví dụ phỏng vấn các nhóm tự nhiên như nhóm thành viên gia đình, nhóm đàn ông uống trà trong quán, nhóm phụ nữ đi khám bệnh ...
Phương pháp này dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn tự do
Phương pháp phỏng vấn nhóm không có trọng tâm dễ dàng thực hiện nhưng ít có tính hệ thống do đó khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm. Phương pháp này có giá trị đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch từ trước.

- PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
Cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu.
-Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệu phản ảnh hành vi.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC.
Sau khi tham khảo và tìm hiểu một số quan điểm của các nhà khoa học về mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Nhân học, nhóm chúng tôi chọn quan điểm của Jean Pierre Olivier De Sardan. Theo chúng tôi, đây là một quan điểm khá rõ ràng và dễ hiểu về vấn đề này.
Tác giả cho rằng, bất cứ một phương pháp trong lĩnh vực khoa học xã hội đều có một mối quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc với một quan điểm xã hội. Đó co thể là mối quan hệ gần gũi với những hệ tư tưởng (như xu hướng tự do, xu hướng cấp tiến) hoặc với những mẫu hình tư duy (lý thuyết Mác-xít, lý thuyết phân tích hệ thống, lý thuyết phương pháp luận cá nhân,..). Khái niệm “mối quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc” này không thể hiểu theo nghĩa quyết định luận. Không bao giờ có mối liên hệ một chiều và cứng nhắc theo một kiểu lý thuyết, một phương pháp. Một quan điểm lý thuyết nào đó có thể tương thích với phương pháp này, nhưng lại không thể áp dụng với phương páhp khác. Và ngược lại, một phương pháp cụ thể không bao giờ có thể được sử dụng cho bất cứ lối tiếp cận lý thuyết nào, mà chỉ có thể đượv dùng cho một số mà thôi. Nói cách khác, các phương pháp đều có mối lien hệ nào đó với các lối đặt vấn đề, các quan điểm và các định đề, mà sự thích đáng của lối đặt vấn đề và những quan điểm này luôn luôn gắn liền với đối tượng điều tra.
Theo quan điểm của riêng nhóm, giữa lý thuyết và phương pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Lý thuyết định hướng, gợi mở cho phương pháp, nhà nghiên cứu căn cứ vào lý thuyết để xây dựng phương pháp nghiên cứu cho phù hợp. Khi nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp nào đó để thu thập thông tin thì kết quả của quá trình thu thập thông tin này quay trở lại củng cố cho lý thuyết. Một lý thuyết có thể áp dụng cho nhiều phương pháp và một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều lý thuyết.

Câu 2: Trong nghiên cứu có cần sử dụng lý thuyết không?
Theo nhóm cần có lý thuyết trong nghiên cứu vì trong nghiên cứu định lượng, lý thuyết định hình cho nghiên cứu, lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu. Trước khi tiến hành một nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải tiếp cận với nhiều lý thuyết khác nhau để chọn lựa ra một lý thuyết thích hợp nhất cho nghiên cứu của mình. Bởi vì chính lý thuyết là tiền đề để dẫn dắt, định hướng cho nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.
Lớp Nhân học 07

Nghề thủ công truyền thống - Nghề dệt chiếu

Thứ Năm, ngày 11 tháng 6 năm 2009




NGHỀ DỆT CHIẾU – LÀNG CHIẾU BÌNH AN, PHƯỜNG 6, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH(Đường Phạm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh)1. Về thành phần nguyên liệu chính: Cói và Đay (Mô tả của người làm chiếu - cô Hải).
Cói: là một loại cây họ cỏ thân dai, ưa mặn, chua, sống ở vùng ven biển, những vùng đồng bằng nhiễm mặn, nhiễm phèn. Ví dụ như vùng ĐB Sông Cửu Long, Các vùng ô trũng ở Đồng bằng sông Hồng.
Thân của cây rất dai và dài khoảng 1,3 mét đến 1,5 mét nên từ xa xưa đã được nhân dân sử dụng để đan những đồ da dụng trong nhà và đặc biệt là làm chiếu cói Ngoài ra, củ cói còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Cói được trồng một lần những thu hoạch được nhiều lần, mỗi năm có thể thu hoạch hai lần mỗi lần kéo dài hai tháng (tháng 4, 5 và 11, 12). Cây cói sau khi thu hoạch được chẻ làm đôi sau đó phơi khô trước khi bán cho các hộ làm chiếu.
Cây cói từ lâu đã là nguồn sống của nhiều gia đình trong khoảng thời gian dài từ đời này sang đời khác, chăm sóc và thu hoạch cói được xem như là công việc chính ở những vùng chuyên canh cây cói.
Cói được sử dụng ở những hộ dân này được chuyển từ Thanh Hoá vào và lấy từ làng cói Bình Lợi, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Đay: là một loại cây công nghiệp ngắn ngày. Từ lâu cây đay cũng đã được sử dụng với nghiều giá trị. Cây có một lớp vỏ dai và dài, rất mềm. Lớp vỏ này có thể làm dây buộc thông thường như chão, rợ, dây thừng. Trong nghề dệt chiếu, dây đay được se thành sợi nhỏ, dài và cuộn vào thành bó để tiện sử dụng. Ngoài ra, phần gỗ của cây có thể làm củi, ngày nay cây đay còn được trồng để làm nguyên liệu sản xuất giấy.
Để dệt chiếu, vỏ cây đây được se thành sợi rất mền dẻo chắc chắn, khó đứt. Các hộ làm chiếu có thể tự se sợi đay để làm hoặc có thể mua từ những gia đình chuyên se sợi đay.
2. Sản Phẩm:
Chiếu là một sản phẩm được làm thủ công.
Chất liệu tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ .
Chiếu cói có những tính chất đặc biệt do chất liệu cói tạo lên. Về mùa lạnh nằm rất ấm, mùa hè nằm thì mát ( cấu tạo của thân cây cói với lớp xốp bên trong, cho nên nó giữ được không khí). Ngoài ra nó còn là một sản bền và đẹp, cũng vì thân cói xốp nên nằm chiếu cói rất êm.
Chiếu có 3 loại: chiếu đậu, chiếu hoa dâu, chiếu hai da.
Độ dày hay mỏng của chiếu phụ thuộc vào người dập go. Dập mạnh thì chiếu sẽ dày, dập yếu thì chiếu thưa, mỏng.
3. Công cụ:
Công cụ là giàn dệt chiếu. Bao gồm:
Hai đoạn dông dược mắc cố định ở hai đầu giàn bằng những sợi day dài song song với nhau.
Một thanh ngựa đặt ở giữa hai doạn dông để chống cho giàn dây đay cao hơn hai đầu dông.
Thanh go là phần quan trọng và có cấu tạo phức tạp nhất trong một giàn dệt. Bao gồm hai mặt go đặt sole nhau, cách nhau một khoảng không chừng 3cm. Mặt go lại được cấu tạo là những thanh tre mỏng rộng 1,5cm dài 7cm được đục lỗ ở giữa: xếp các thanh tre song song nhau cách nhau một khoảng gọi là khe. Khe của 2 thanh tre mặt trước tương ứng với lỗ của một thanh tre mặt sau khi luồn sợi day qua. Dộ dài của thanh go tuỳ thuộc vào kích thước của chiếu, thường thì thanh go ngắn dệt chiếu hẹp, thanh go dài dệt chiếu rộng. nhưng thanh go dài có thể dệt dược chiếu hẹp. Thanh go hay có nơi gọi là bàn dập là bộ phận tay cầm của người dập go. chuyển động qua lại sau khi văng cói vào đường dệt.
Bộ phận ghế để cho người dập go ngồi.
Thanh ngựa, ghế ngồi, có thể di chuyển khi hết một đà dệt. Còn hai thanh dông 2 đầu là có định trong suốt chu trình làm nên một chiếc chiếu.
Thanh Văng dùng để văng cói vào đường dệt. là thanh gỗ mỏng, rộng 1,5 đến 1,7 cm dài khoảng 1,5m đến 2m. Đầu văng hình thoi, cắt một khe nhỏ để tra cói vào đầu văng, khi văng vì thế cói đi theo đúng đường dệt.
4. Công đoạn dệt chiếu:
Để hoàn thành xong một sản phẩm chiếu cói, người thợ phải làm qua các công đoạn sau:
Công đoạn 1: Mắc giàn đay
Công đoạn này quyết định kích cỡ của chiếc chiếu, loại chiếu mà người thợ muốn làm. kích cỡ phụ thuộc vào độ dài của go, khoảng cách giữ hai đường đay dọc hai mé ngoài khi giăng đay.
Đay được cắt ra từ cuộn, chắp lại thành từng bó, độ dài khoảng 1,5 đến 2mét. Bó đay được cắt ra đó gấp lại làm đôi, vắt qua thanh dông nằm ngang ở một đầu của giàn đay. Các đầu dây đay sau khi gấp lại sẽ đực luồn qua các lỗ và khe go (mỗi dây được luồn qua thanh go là khe và lỗ của các thanh tre đặt so le). Số lượng dây tuỳ thuộc vào kích cỡ của chiếu.
Thanh dông ở đầu còn lại của giàn dệt cũng được mắc đay theo cách tương tự các đầu dây đay được căng ra, buộc vào những đầu dây ở đầu thứ nhất (trước đó đã luồn qua go). Kéo căng các dây khi nối, thương tự cho đến khi găng xong dây đay trên giàn.
Chống ngựa nằm ngang, vào giữa giàn đay. Lúc này người thợ có thể dệt.
Ghế ngồi của người dập go cũng được đặt vào giữa giàn đay, gần một đầu của giàn (ghế ngồi của người dập go chỉ được đặt vào khi chiếu đã được dệt một đoạn nhất định, khi mà người dập go ngồi ở bên ngoài không với tới go). Ghế ngồi cách ngựa 0,6 đến 0,8 mét.
Chiếu dệt tới đâu ghế và ngựa di chuyển tới đó.
Công đoạn 2: Dệt
Dệt chiếu lúc nào cũng phải có 2 người. Một người dập go, bắt mép chiếu, một người văng cói vào đường dệt.
Người dập go ngồi trên ghế đặt bên dưới giàn dệt, hai tay cầm thanh go. Khi cói được người thứ 2 văng tới dường dệt thì go được dập lại. Dập go xong, người dập đẩy go ra, úp go xuống (hoặc ngửa go) để tạo ra một kẽ (là các đường dệt được tạo bởi những đường đay so le), để người thứ 2 tiếp tục văng day vào. Đồng thời với đẩy go ra, người dập bắt mép (những ngọn cói thừa ra sau khi dập sẽ được quấn vào khe 2 dây đay mép ngoài cùng. Gốc cói thì không phải quấn).
Dập go phải đều tay, lực phân bố đều cả hai bên tay.
Người văng cói ngồi bên cạnh, phí tay phải cuả người dập go. Khi nào thanh go được đẩy ra thì văng cói (thanh go úp thì văng gốc cói vào trước, go ngửa thì văng ngọn vào trước) .
Công đoạn 3: Ghim chiếu
Khi chiếu được dệt xong, đủ kích thước cần thiết, người thợ tháo chiếu ra khỏi giàn, những đoạn day thừa ra khoảng 10 – 15 cm được cắt ra từ hai đầu dông được ghim lại.
Dụng cụ để ghim chiếu là một que nhỏ, nhẵn, nhọn ở một đầu. Người ghim túm 4 đến 5 dây day thừa đó quấn lại; thanh ghim được chọc qua lớp cói 10cm; đặt mấy đay đã túm trước đó vào đuôi ghim rồi cầm đầu ghim kéo qua lỗ được tạo bởi lớp chiếu.


(Thu hoạch tháng 3 năm 2009)

Nguyễn Quốc Việt - NH07

Điền dã tại Trà Vinh

Trong tâm thức mỗi thành viên của lớp Nhân học 07, cảm giác khi kể lại chuyến đi thực tế ở Trà Vinh mãi là một niềm tự hào của riêng họ. Từ khi đoàn sinh viên đến địa điểm thực tập ngày 14 tháng 4 và kết thúc bằng buổi báo cáo tư liệu ngày 23 tháng 5 vừa qua, đó là một sự làm việc khoa học nghiêm túc. Nó không những thể hiện sự say mê đối với ngành học mà các bạn đang theo đuổi. Mà hơn thế nữa là sự báo hiệu về một lớp sinh viên mới, với với tư duy lao động và học tập đầy chủ động và sáng tạo.
Khi theo học ngành Nhân học, chắc chắn các bạn sẽ có một dịp nào đó được đi thực tập tại thực địa nhằm áp dụng những phương pháp nghiên cứu của ngành vào việc thu thập tư liệu, và từ những tư liệu thực tiễn đó rút ra những vấn đề khoa học. Là một khoa mới thành lập, điều kiện về nhân lực và vật lực còn rất nhiều khó khăn, việc tổ chức cho sinh viên đi thực tế đã là một cố gắng rất lớn của ban chủ nhiệm khoa từ việc lập kế hoạch cho đến kinh phí và tổ chức. Vì thế mỗi khóa chỉ tổ chức cho sinh viên đi thực tế được một lần, với thời gian khoảng nửa tháng. Nhưng mỗi lần như vậy sinh viên chỉ được đi đến một địa phương, nghiên cứu tại một cộng đồng cụ thể, điều đó không thể đáp ứng được yêu cầu của ngành học với khối lượng kiến thức lớn và đa dạng về phân ngành.
Xuất phát từ nhận thức đó, những sinh viên lớp NH07 của khoa Nhân học đã tự lập kế hoạch, tự tổ chức cho mình một chuyến đi khảo sát thực tế tại Trà Vinh từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 năm 2009, nhằm tìm hiểu về lễ tết Chol Chnăm Thmey của người Khmer tại địa phương và nhìn nhận những vấn đề văn hóa xã hội dưới nhãn quan của một nghành khoa học mới – ngành Nhân học.
Trong thời gian ba ngay ngắn ngủi tại địa điểm nghiên cứu, sinh viên đã lao vào công việc của mình với lòng say mê thực sự. Bẵng những phương pháp được cung cấp trên giảng đường, vừa quan sát tham dự, vừa phỏng vấn, vừa ghi chép và sử dụng những phương tiện thu thập thông tin hiện đại khác như quay phim, chụp ảnh, ghi âm… họ ra sức tìm kiếm tư liệu, nghe giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của từng vấn đề từ nghi lễ, tập tục, lịch sử, quan niệm cho tới những mô hình kiến trúc…
Say mê trong sự nghiêm túc nhưng cũng chứa đựng đầy cảm xúc, đó là những nghĩa tình mà người dân địa phương dành cho những nhà nghiên cứu trẻ. Ở đây, những đạo lý nhà Phật với tấm lòng từ bi, hỉ xả không phải là những giáo lý được ghi trong kinh kệ, hay những sự tích được in thành sách nữa, mà nó được áp dụng ngay vào cuộc sống đời thường, nó thể hiện trong từng hành vi từng mối quan hệ giữa người với người, giữa người với Phật và kiếp này với kiếp sau. Đắm mình trong không gian ấy để tìm hiểu về đời và đạo, có ai đó sẽ quên rằng mình đang làm công việc nghiên cứu mà là đang tận hưởng những giá trị - những thứ mà làm cho con người ta thực sự hạnh phúc. Kết thúc ba ngày tại Trà Vinh, ra về trong sự lưu luyến giữa những người dân địa phương và đoàn sinh viên, có những tâm trạng tĩnh lặng, có những nụ cười thỏa mãn, thậm chí còn có cả những giọt nước mắt chia ly nhưng tất cả họ đều ngầm nói với nhau rằng đó là một chuyến đi tuyệt vời và thành công.
Chuyến đi đã kết thúc, mỗi sinh viên viết một nhật kí về những ngày tại Trà Vinh, về những gì đã nhìn thấy, ghi chép, tìm hiểu được; nhưng công việc thì không chỉ dừng lại ở đó. Vấn đề tiếp theo là việc sử dụng tư liệu như thế nào? – đó là một công việc rất quan trọng để tư liệu thu được không trở thành vô ích. Vì thế, sinh viên cùng với thầy cô tiến hành tổ chức buổi báo cáo theo chủ đề những vấn đề liên quan đến ngày lễ Chol Chnăm Thmey của người Khơmer. Để buổi báo cáo thêm phần thi đua và nhằm khích lệ tinh thần làm việc của các nhóm học tập, lớp NH07 đã trích tiền quỹ lớp cộng với số tiền khuyến khích của thầy cô trong khoa làm giải thưởng cho các nhóm (có giải nhất , nhì, ba, và giải phản biện).
Khoảng 8 giờ sáng ngày 23 tháng 5, buổi báo cáo bắt đầu, mọi người trình bày, bảo vệ và phản biện, không khí làm việc sôi nổi nhưng dựa trên tinh thần xây dựng, chủ động và khoa học. Trong buổi báo cáo, các nhóm đã thu được nhiều kết quả như nhận thức và nắm được các lễ hội và quy trình diễn ra lễ hội trong tết Chol Chnam Thmey; Giải thích nguyên nhân sự khác nhau trong việc cử hành nghĩ lễ tại các chùa Khmer khác nhau trên những địa bàn khác nhau; Giải thích ý nghĩa các vật dâng, vật cúng trong tín ngưỡng tôn giáo của của người Khmer trong ngày tết; Xây dựng theo truyền thuyết sự tích của chùa Ông Mék; Tìm hiểu vị trí, vai trò của Sư và Acha trong đời sống tôn giáo của người Khmer tại địa điểm nghiên cứu. Đặc biệt, có nhóm đã tiếp cận một loại đối tượng mới mẻ ít thấy trong những nghiên cứu về văn hóa đó là đối tượng trẻ em, từ đó rút ra kết luận hết sức bất ngờ: Sự am hiểu về tích Phật của những em nhỏ từ 13 tuổi trở xuống hơn hẳn lứa tuổi thanh niên, điều này phần nào đã chứng tỏ ý thức giáo dục cho con trẻ về tôn giáo truyền thống của người dân ngày càng được nâng cao. Buổi báo cáo tuy thành công, nhưng còn có một số hạn chế như: báo cáo còn nặng về mô tả, hiếm thấy những kết luận mang tính khoa học. Những sai sót về mặt hình thức trình bày cũng như những hạn chế trong việc xử lý tư liệu cũng được thầy cô đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm cho sinh viên. Đây là những kinh nghiệm quý báu mà các sinh viên cần dùng cho những kỳ thực tập tiếp theo.
Việc đi tiền trạm rồi đến quyết định địa điểm và thời gian đi thực tế cũng nói lên một sự nhạy bén tuyệt vời của kế hoạch lần này, là việc tận dụng một sự kiện văn hóa để giúp sinh viên nghiên cứu văn hóa thông qua lễ hội - hướng tiếp cận truyền thống của nhân học văn hóa.
Kế hoạch được đưa ra và thực hiện trong khoảng thời gian gần hai tháng này là kết quả làm việc không mệt mỏi của ban cán sự lớp NH07. Từ việc góp nhặt những ý kiến, quan điểm của các thành viên trong lớp nhằm xây dựng một hướng đi mới “dài hơi” cho phong trào học tập của NH07, tới việc tạo lập một kế hoạch cụ thể đã thể hiện năng lực và tâm huyết cùng với sự chủ động của ban cán sự nói riêng và tập thể lớp nói chung. Ngoài ra, kế hoạch sẽ không thể thành công nếu không có sự đồng tình ủng hộ và hướng dẫn của các thầy cô trong khoa.
Thành công to lớn nhất là những sinh viên Nhân học đã tìm ra cho họ một hướng đi mới trong học tập và nghiên cứu. Đó là việc áp dụng ngay những kiến thức đã học vào trong thực tế nhằm kiểm chứng cũng như khẳng định hay xây dựng những vấn đề về lý thuyết. Bước đầu làm quen với phương pháp giáo dục chủ động và phát huy sự năng động sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Nguyễn Quốc Việt – Lớp NH07, Khoa Nhân học.

Sự tích chùa Ông Mek - Thị xã Trà Vinh

Thứ Hai, ngày 09 tháng 1 năm 2012 


THÍCH VÀ CHIA SẺ