Thứ Năm, ngày 11 tháng 6 năm 2009
NGHỀ DỆT CHIẾU – LÀNG CHIẾU BÌNH AN, PHƯỜNG 6, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH(Đường Phạm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh)1. Về thành phần nguyên liệu chính: Cói và Đay (Mô tả của người làm chiếu - cô Hải).
Cói: là một loại cây họ cỏ thân dai, ưa mặn, chua, sống ở vùng ven biển, những vùng đồng bằng nhiễm mặn, nhiễm phèn. Ví dụ như vùng ĐB Sông Cửu Long, Các vùng ô trũng ở Đồng bằng sông Hồng.
Thân của cây rất dai và dài khoảng 1,3 mét đến 1,5 mét nên từ xa xưa đã được nhân dân sử dụng để đan những đồ da dụng trong nhà và đặc biệt là làm chiếu cói Ngoài ra, củ cói còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Cói được trồng một lần những thu hoạch được nhiều lần, mỗi năm có thể thu hoạch hai lần mỗi lần kéo dài hai tháng (tháng 4, 5 và 11, 12). Cây cói sau khi thu hoạch được chẻ làm đôi sau đó phơi khô trước khi bán cho các hộ làm chiếu.
Cây cói từ lâu đã là nguồn sống của nhiều gia đình trong khoảng thời gian dài từ đời này sang đời khác, chăm sóc và thu hoạch cói được xem như là công việc chính ở những vùng chuyên canh cây cói.
Cói được sử dụng ở những hộ dân này được chuyển từ Thanh Hoá vào và lấy từ làng cói Bình Lợi, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Đay: là một loại cây công nghiệp ngắn ngày. Từ lâu cây đay cũng đã được sử dụng với nghiều giá trị. Cây có một lớp vỏ dai và dài, rất mềm. Lớp vỏ này có thể làm dây buộc thông thường như chão, rợ, dây thừng. Trong nghề dệt chiếu, dây đay được se thành sợi nhỏ, dài và cuộn vào thành bó để tiện sử dụng. Ngoài ra, phần gỗ của cây có thể làm củi, ngày nay cây đay còn được trồng để làm nguyên liệu sản xuất giấy.
Để dệt chiếu, vỏ cây đây được se thành sợi rất mền dẻo chắc chắn, khó đứt. Các hộ làm chiếu có thể tự se sợi đay để làm hoặc có thể mua từ những gia đình chuyên se sợi đay.
2. Sản Phẩm:
Chiếu là một sản phẩm được làm thủ công.
Chất liệu tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ .
Chiếu cói có những tính chất đặc biệt do chất liệu cói tạo lên. Về mùa lạnh nằm rất ấm, mùa hè nằm thì mát ( cấu tạo của thân cây cói với lớp xốp bên trong, cho nên nó giữ được không khí). Ngoài ra nó còn là một sản bền và đẹp, cũng vì thân cói xốp nên nằm chiếu cói rất êm.
Chiếu có 3 loại: chiếu đậu, chiếu hoa dâu, chiếu hai da.
Độ dày hay mỏng của chiếu phụ thuộc vào người dập go. Dập mạnh thì chiếu sẽ dày, dập yếu thì chiếu thưa, mỏng.
3. Công cụ:
Công cụ là giàn dệt chiếu. Bao gồm:
Hai đoạn dông dược mắc cố định ở hai đầu giàn bằng những sợi day dài song song với nhau.
Một thanh ngựa đặt ở giữa hai doạn dông để chống cho giàn dây đay cao hơn hai đầu dông.
Thanh go là phần quan trọng và có cấu tạo phức tạp nhất trong một giàn dệt. Bao gồm hai mặt go đặt sole nhau, cách nhau một khoảng không chừng 3cm. Mặt go lại được cấu tạo là những thanh tre mỏng rộng 1,5cm dài 7cm được đục lỗ ở giữa: xếp các thanh tre song song nhau cách nhau một khoảng gọi là khe. Khe của 2 thanh tre mặt trước tương ứng với lỗ của một thanh tre mặt sau khi luồn sợi day qua. Dộ dài của thanh go tuỳ thuộc vào kích thước của chiếu, thường thì thanh go ngắn dệt chiếu hẹp, thanh go dài dệt chiếu rộng. nhưng thanh go dài có thể dệt dược chiếu hẹp. Thanh go hay có nơi gọi là bàn dập là bộ phận tay cầm của người dập go. chuyển động qua lại sau khi văng cói vào đường dệt.
Bộ phận ghế để cho người dập go ngồi.
Thanh ngựa, ghế ngồi, có thể di chuyển khi hết một đà dệt. Còn hai thanh dông 2 đầu là có định trong suốt chu trình làm nên một chiếc chiếu.
Thanh Văng dùng để văng cói vào đường dệt. là thanh gỗ mỏng, rộng 1,5 đến 1,7 cm dài khoảng 1,5m đến 2m. Đầu văng hình thoi, cắt một khe nhỏ để tra cói vào đầu văng, khi văng vì thế cói đi theo đúng đường dệt.
4. Công đoạn dệt chiếu:
Để hoàn thành xong một sản phẩm chiếu cói, người thợ phải làm qua các công đoạn sau:
Công đoạn 1: Mắc giàn đay
Công đoạn này quyết định kích cỡ của chiếc chiếu, loại chiếu mà người thợ muốn làm. kích cỡ phụ thuộc vào độ dài của go, khoảng cách giữ hai đường đay dọc hai mé ngoài khi giăng đay.
Đay được cắt ra từ cuộn, chắp lại thành từng bó, độ dài khoảng 1,5 đến 2mét. Bó đay được cắt ra đó gấp lại làm đôi, vắt qua thanh dông nằm ngang ở một đầu của giàn đay. Các đầu dây đay sau khi gấp lại sẽ đực luồn qua các lỗ và khe go (mỗi dây được luồn qua thanh go là khe và lỗ của các thanh tre đặt so le). Số lượng dây tuỳ thuộc vào kích cỡ của chiếu.
Thanh dông ở đầu còn lại của giàn dệt cũng được mắc đay theo cách tương tự các đầu dây đay được căng ra, buộc vào những đầu dây ở đầu thứ nhất (trước đó đã luồn qua go). Kéo căng các dây khi nối, thương tự cho đến khi găng xong dây đay trên giàn.
Chống ngựa nằm ngang, vào giữa giàn đay. Lúc này người thợ có thể dệt.
Ghế ngồi của người dập go cũng được đặt vào giữa giàn đay, gần một đầu của giàn (ghế ngồi của người dập go chỉ được đặt vào khi chiếu đã được dệt một đoạn nhất định, khi mà người dập go ngồi ở bên ngoài không với tới go). Ghế ngồi cách ngựa 0,6 đến 0,8 mét.
Chiếu dệt tới đâu ghế và ngựa di chuyển tới đó.
Công đoạn 2: Dệt
Dệt chiếu lúc nào cũng phải có 2 người. Một người dập go, bắt mép chiếu, một người văng cói vào đường dệt.
Người dập go ngồi trên ghế đặt bên dưới giàn dệt, hai tay cầm thanh go. Khi cói được người thứ 2 văng tới dường dệt thì go được dập lại. Dập go xong, người dập đẩy go ra, úp go xuống (hoặc ngửa go) để tạo ra một kẽ (là các đường dệt được tạo bởi những đường đay so le), để người thứ 2 tiếp tục văng day vào. Đồng thời với đẩy go ra, người dập bắt mép (những ngọn cói thừa ra sau khi dập sẽ được quấn vào khe 2 dây đay mép ngoài cùng. Gốc cói thì không phải quấn).
Dập go phải đều tay, lực phân bố đều cả hai bên tay.
Người văng cói ngồi bên cạnh, phí tay phải cuả người dập go. Khi nào thanh go được đẩy ra thì văng cói (thanh go úp thì văng gốc cói vào trước, go ngửa thì văng ngọn vào trước) .
Công đoạn 3: Ghim chiếu
Khi chiếu được dệt xong, đủ kích thước cần thiết, người thợ tháo chiếu ra khỏi giàn, những đoạn day thừa ra khoảng 10 – 15 cm được cắt ra từ hai đầu dông được ghim lại.
Dụng cụ để ghim chiếu là một que nhỏ, nhẵn, nhọn ở một đầu. Người ghim túm 4 đến 5 dây day thừa đó quấn lại; thanh ghim được chọc qua lớp cói 10cm; đặt mấy đay đã túm trước đó vào đuôi ghim rồi cầm đầu ghim kéo qua lỗ được tạo bởi lớp chiếu.
Cói: là một loại cây họ cỏ thân dai, ưa mặn, chua, sống ở vùng ven biển, những vùng đồng bằng nhiễm mặn, nhiễm phèn. Ví dụ như vùng ĐB Sông Cửu Long, Các vùng ô trũng ở Đồng bằng sông Hồng.
Thân của cây rất dai và dài khoảng 1,3 mét đến 1,5 mét nên từ xa xưa đã được nhân dân sử dụng để đan những đồ da dụng trong nhà và đặc biệt là làm chiếu cói Ngoài ra, củ cói còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Cói được trồng một lần những thu hoạch được nhiều lần, mỗi năm có thể thu hoạch hai lần mỗi lần kéo dài hai tháng (tháng 4, 5 và 11, 12). Cây cói sau khi thu hoạch được chẻ làm đôi sau đó phơi khô trước khi bán cho các hộ làm chiếu.
Cây cói từ lâu đã là nguồn sống của nhiều gia đình trong khoảng thời gian dài từ đời này sang đời khác, chăm sóc và thu hoạch cói được xem như là công việc chính ở những vùng chuyên canh cây cói.
Cói được sử dụng ở những hộ dân này được chuyển từ Thanh Hoá vào và lấy từ làng cói Bình Lợi, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Đay: là một loại cây công nghiệp ngắn ngày. Từ lâu cây đay cũng đã được sử dụng với nghiều giá trị. Cây có một lớp vỏ dai và dài, rất mềm. Lớp vỏ này có thể làm dây buộc thông thường như chão, rợ, dây thừng. Trong nghề dệt chiếu, dây đay được se thành sợi nhỏ, dài và cuộn vào thành bó để tiện sử dụng. Ngoài ra, phần gỗ của cây có thể làm củi, ngày nay cây đay còn được trồng để làm nguyên liệu sản xuất giấy.
Để dệt chiếu, vỏ cây đây được se thành sợi rất mền dẻo chắc chắn, khó đứt. Các hộ làm chiếu có thể tự se sợi đay để làm hoặc có thể mua từ những gia đình chuyên se sợi đay.
2. Sản Phẩm:
Chiếu là một sản phẩm được làm thủ công.
Chất liệu tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ .
Chiếu cói có những tính chất đặc biệt do chất liệu cói tạo lên. Về mùa lạnh nằm rất ấm, mùa hè nằm thì mát ( cấu tạo của thân cây cói với lớp xốp bên trong, cho nên nó giữ được không khí). Ngoài ra nó còn là một sản bền và đẹp, cũng vì thân cói xốp nên nằm chiếu cói rất êm.
Chiếu có 3 loại: chiếu đậu, chiếu hoa dâu, chiếu hai da.
Độ dày hay mỏng của chiếu phụ thuộc vào người dập go. Dập mạnh thì chiếu sẽ dày, dập yếu thì chiếu thưa, mỏng.
3. Công cụ:
Công cụ là giàn dệt chiếu. Bao gồm:
Hai đoạn dông dược mắc cố định ở hai đầu giàn bằng những sợi day dài song song với nhau.
Một thanh ngựa đặt ở giữa hai doạn dông để chống cho giàn dây đay cao hơn hai đầu dông.
Thanh go là phần quan trọng và có cấu tạo phức tạp nhất trong một giàn dệt. Bao gồm hai mặt go đặt sole nhau, cách nhau một khoảng không chừng 3cm. Mặt go lại được cấu tạo là những thanh tre mỏng rộng 1,5cm dài 7cm được đục lỗ ở giữa: xếp các thanh tre song song nhau cách nhau một khoảng gọi là khe. Khe của 2 thanh tre mặt trước tương ứng với lỗ của một thanh tre mặt sau khi luồn sợi day qua. Dộ dài của thanh go tuỳ thuộc vào kích thước của chiếu, thường thì thanh go ngắn dệt chiếu hẹp, thanh go dài dệt chiếu rộng. nhưng thanh go dài có thể dệt dược chiếu hẹp. Thanh go hay có nơi gọi là bàn dập là bộ phận tay cầm của người dập go. chuyển động qua lại sau khi văng cói vào đường dệt.
Bộ phận ghế để cho người dập go ngồi.
Thanh ngựa, ghế ngồi, có thể di chuyển khi hết một đà dệt. Còn hai thanh dông 2 đầu là có định trong suốt chu trình làm nên một chiếc chiếu.
Thanh Văng dùng để văng cói vào đường dệt. là thanh gỗ mỏng, rộng 1,5 đến 1,7 cm dài khoảng 1,5m đến 2m. Đầu văng hình thoi, cắt một khe nhỏ để tra cói vào đầu văng, khi văng vì thế cói đi theo đúng đường dệt.
4. Công đoạn dệt chiếu:
Để hoàn thành xong một sản phẩm chiếu cói, người thợ phải làm qua các công đoạn sau:
Công đoạn 1: Mắc giàn đay
Công đoạn này quyết định kích cỡ của chiếc chiếu, loại chiếu mà người thợ muốn làm. kích cỡ phụ thuộc vào độ dài của go, khoảng cách giữ hai đường đay dọc hai mé ngoài khi giăng đay.
Đay được cắt ra từ cuộn, chắp lại thành từng bó, độ dài khoảng 1,5 đến 2mét. Bó đay được cắt ra đó gấp lại làm đôi, vắt qua thanh dông nằm ngang ở một đầu của giàn đay. Các đầu dây đay sau khi gấp lại sẽ đực luồn qua các lỗ và khe go (mỗi dây được luồn qua thanh go là khe và lỗ của các thanh tre đặt so le). Số lượng dây tuỳ thuộc vào kích cỡ của chiếu.
Thanh dông ở đầu còn lại của giàn dệt cũng được mắc đay theo cách tương tự các đầu dây đay được căng ra, buộc vào những đầu dây ở đầu thứ nhất (trước đó đã luồn qua go). Kéo căng các dây khi nối, thương tự cho đến khi găng xong dây đay trên giàn.
Chống ngựa nằm ngang, vào giữa giàn đay. Lúc này người thợ có thể dệt.
Ghế ngồi của người dập go cũng được đặt vào giữa giàn đay, gần một đầu của giàn (ghế ngồi của người dập go chỉ được đặt vào khi chiếu đã được dệt một đoạn nhất định, khi mà người dập go ngồi ở bên ngoài không với tới go). Ghế ngồi cách ngựa 0,6 đến 0,8 mét.
Chiếu dệt tới đâu ghế và ngựa di chuyển tới đó.
Công đoạn 2: Dệt
Dệt chiếu lúc nào cũng phải có 2 người. Một người dập go, bắt mép chiếu, một người văng cói vào đường dệt.
Người dập go ngồi trên ghế đặt bên dưới giàn dệt, hai tay cầm thanh go. Khi cói được người thứ 2 văng tới dường dệt thì go được dập lại. Dập go xong, người dập đẩy go ra, úp go xuống (hoặc ngửa go) để tạo ra một kẽ (là các đường dệt được tạo bởi những đường đay so le), để người thứ 2 tiếp tục văng day vào. Đồng thời với đẩy go ra, người dập bắt mép (những ngọn cói thừa ra sau khi dập sẽ được quấn vào khe 2 dây đay mép ngoài cùng. Gốc cói thì không phải quấn).
Dập go phải đều tay, lực phân bố đều cả hai bên tay.
Người văng cói ngồi bên cạnh, phí tay phải cuả người dập go. Khi nào thanh go được đẩy ra thì văng cói (thanh go úp thì văng gốc cói vào trước, go ngửa thì văng ngọn vào trước) .
Công đoạn 3: Ghim chiếu
Khi chiếu được dệt xong, đủ kích thước cần thiết, người thợ tháo chiếu ra khỏi giàn, những đoạn day thừa ra khoảng 10 – 15 cm được cắt ra từ hai đầu dông được ghim lại.
Dụng cụ để ghim chiếu là một que nhỏ, nhẵn, nhọn ở một đầu. Người ghim túm 4 đến 5 dây day thừa đó quấn lại; thanh ghim được chọc qua lớp cói 10cm; đặt mấy đay đã túm trước đó vào đuôi ghim rồi cầm đầu ghim kéo qua lỗ được tạo bởi lớp chiếu.
(Thu hoạch tháng 3 năm 2009)
Nguyễn Quốc Việt - NH07
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét