Phân I:
SPSS
là một phần mềm hỗ trợ xử lý dữ liệu, được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp
nghiên cứu định lượng. Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn
các bạn một số lệnh thông dụng trong nghiên cứu xã hội. Đồng thời tôi cũng tránh sử
dụng ngôn ngữ thống kê để các bạn dễ hiểu hơn.
Ví dụ được minh hoạ chính là một đề tài tôi đã từng thực hiện. Hi vọng sẽ hỗ trợ được các bạn phần nào trong học tập và nghiên cứu.
Ví dụ được minh hoạ chính là một đề tài tôi đã từng thực hiện. Hi vọng sẽ hỗ trợ được các bạn phần nào trong học tập và nghiên cứu.
Lệnh FREQUENCY
Ý nghĩa ứng dụng: Lệnh này
dùng để thống kê những số chỉ số của 1 câu hỏi. Ví dụ một câu hỏi có 4 đáp án
a, b, c, d. Nó sẽ thống kê cho ta biết được, có bao nhiêu người chọn đáp án a,
b, c, d và mỗi đáp án chiếm trung bình bao nhiêu.
Cách tiến hành:
Trên thanh công cụ vào Analyze -> Descriptive -> Frequencies
Lệnh Frequency, chạy tần số trong spss 16.0 |
Giao diện hiện ra:
Bạn sẽ chọn một câu hỏi để xử lý. Ví dụ: Gia đình này có thành viên dưới 18 tuổi không. Đáp án: 1 = có, 2 = không. Hoặc: Tình trạng hộ gia đình: 1 = nghèo 2=cận nghèo 3=đủ ăn, 4=có dư
Bạn có thể thực hiện nút OK ngay nếu không lấy biểu đồ.
Nếu muốn lấy biểu đồ thì nhấp vào nút chart, chuyển dấu chấm được định dạng ở nút none xuống dòng thứ 2 = biểu đồ cột, dòng 3 = biểu đồ tròn, còn dòng 4 không mấy thông dụng, bạn có thể làm thử
Kết quả sẽ cho thấy tổng số những người chọn đáp án 1, 2, và tỉ lệ phần trăm cũng như phần trăm luỹ tiến trong cửa sổ mới hiện ra.
Lệnh SELECT CASES:
Ý nghĩa ứng dụng: Lệnh frequency vừa nêu là lệnh đơn giản nhưng có thể nói là thông dụng nhất trong xử lý SPSS. Tuy nhiên, trong bảng câu hỏi sẽ có những bước nhảy. Ví dụ trong bảng hỏi của tôi, có 2 đối tượng người trả lời là những người chủ đường dây thu gom rác, và những người thu gom rác làm thuê. Do vậy, yêu cầu chỉ xử lý đối với nhóm thứ nhất, hoặc chỉ với nhóm thứ 2. Bước nhảy sẽ có dạng sau: Câu 19: Ông bà là chủ đường dây thu gom rác phải không? 1=có, 2=0. Nếu chọn có=1, tiếp tục hỏi câu 20, nếu chọn không=2 chuyển sang câu 21.Như vậy nếu xử lý câu 20 thì ta phải bỏ đi những người chọn 2 ở câu 19, chỉ chọn những người trả lời có ở câu 19. Và đối với câu 19 cũng như vậy. Tuỳ theo bước nhảy. Từ đó ta có lệnh Select Cases.
Cách thực hiện: Vào Data => Select Cases
Lệnh Select Cases trong SPSS 16.0 |
Giao diện hiện ra:
Chuyển dấu chấm từ All cases xuống If, bấm nút If ta có giao diện sau:
Ở giao diện này, ta sẽ nhấp chuột vào câu 19, bấm vào mũi tên để chuyển câu 19 sang ô xử lý. Bấm dấu bằng (=), bấm tiếp giá trị cần giữ lại. Ở đây ta chỉ giữ lại những người chọn đáp án 1 trong câu 19. Người chọn đáp án 2 bị loại bỏ.
Bấm continue, tiếp tục OK trên bảng dữ liệu sẽ được biểu hiện như sau:
Những phần bị gạch chéo là những câu bị loại bỏ.
Lệnh này còn được dùng để xử lý nhiều câu, ví dụ: ta chỉ chọn những người câu 19 = 1, và có con nhỏ dưới 18 tuổi ở câu 5.1 có dạng: Gia đình ông bà có con dưới 18 tuổi hay không. 1=có, 2=0. Do vậy trên giao diện tôi lấy c19=1&c5.1=1.
Mục đích của tôi là để xử lý cho phần giáo dục con cái, chỉ dành cho những gia đình có con cái trong độ tuổi đi học.
Tương tự như vậy, bạn có thể xử lý với dạng câu hỏi như: Câu 4: Tình trạng gia đình ông bà như thế nào: 1=nghèo, 2 = cận nghèo, 3=đủ ăn, 4=dư giả.
Nếu tôi chỉ muốn chọn 3 nhớm cần được hỗ trợ 1, 2, 3. tôi sẽ chọn c4=1&c4=3&c4=3. Như vậy sẽ loại đi những người chọn đáp án 4=dư giả.
Nếu xoá lệnh này, nhấp vào All cases để trở về ban đầu.
Lệnh Mã hoá lại câu hỏi: Recode
Ý nghĩa ứng dụng: Khi bạn mang bảng hỏi xuống thực địa để hỏi người dân về những câu hỏi như: tuổi tác, thu nhập, số lượng thành viên trong gia đình... thì đó là những câu hỏi tỷ lệ, tức là có một giá trị cụ thể dạng số tự nhiên. Trong khoa học xã hội người ta thường xử lý tuổi tác theo các nhóm tuổi, nhóm thu nhập, nhóm người để có ý nghĩa rõ hơn trong phân tích. Người ta sẽ chuyển những biến định lượng (tỷ lệ) trên thành biến định tính (thang đo thứ bậc).
Ví dụ của tôi, tôi muốn xếp thành những nhóm tuổi: dưới tuổi lao động, trong tuổi lao động, ngoài tuổi lao động; thu nhập thành các nhóm: nghèo, cận nghèo, đủ ăn, dư giả...
Chính vì thế chúng ta phải mã hoá lại câu hỏi cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Cách thức thực hiện: Vào Transform => Recode in to Different Variables.
Mã hoá lại biến trong SPSS |
Lưu ý: Để ý hai dòng có chữ recode: 1 = recode into same variable và 2 = recode in to different variable. Dòng thứ nhất nghĩa là, bạn muốn tạo ra một câu khác để thay thế cho câu cũ. Còn dòng thứ 2 là tạo ra một câu khác mà vẫn giữ nguyên câu cũ. Tôi chọn câu thứ 2 vì tôi muốn giữ lại câu cũ, phòng khi tôi nhóm không đúng với ý sếp thì sẽ tiến hành nhóm lại
Giao diện xuất hiện như sau:
Nhấp chuột vào câu cần mã hoá, nhấp vào mũi tên để chuyển vào ô xử lý. Ví dụ c14.1: thu nhập tiền lương thu gom/tháng?
Ở dòng Name đánh tên câu hỏi mới: (tienluong). Lưu ý: viết ngắn gọn, liền, không dấu, không ký tự đặc biệt. Dòng Lable viết giải nghĩa rõ hơn về câu hỏi: tien luong thu gom tren thang cua nguoi tgr.
Nhấp vào change.
Nhấp vào Old and New values để gắn giá trị mới cho biến.
Ta có giao diện sau:
Bên trái - Old Value, chuyển dấu chấm xuống dòng Range, Lowest through value: mức từ giá trị nhiêu trở xuống.
Bên phải - New Value, nhập số 1 tương đương với nhóm 1.
Và gắn giá trị cho nhóm. Ví dụ tôi gắn nhóm 1 từ 2999000 VNĐ trở xuống, gắn xong mỗi giá trị đừng quên nhấp nút Add để chuyển vào ô xử lý.
Với nhóm 2, bên phải nhập số 2 nhóm 2, bên trái nhấp chuột vào Range như trên hình, để nhập nhóm 2 từ bao nhiêu đến bao nhiêu. Nhóm 3 tương tự. Nhóm 4 chuyển xuống Range, value through highest: giá trị bao nhiêu trở lên.
Gắn giá trị xong nhấn Continue:
Keo thanh ngang chạy đế cuối bảng số liệu ta được một câu mới như câu tiền lương bên dưới:
Các bạn có thế thấy, những số cồng kềnh hàng triệu sẽ được xếp vào các nhóm thu nhập như bên dưới 1, 2, 3, 4.
Phần bổ sung: Một số bạn khi xem bài này đã hỏi mình tại sao không đăng lên bảng số liệu để người đọc tự thực hành. Do bản số liệu này không thuộc sở hữu của mình, nên mình không được phép. Ví dụ thì không khó, nếu các bạn cài đặt phần mềm SPSS 11.5 thì nó đã có sẵn trong đó rất nhiều file.sav để các bạn thực hành. Các bạn chỉ cần bật 1 trang SPSS lên sẽ có cửa sổ sau:
Phần bổ sung: Một số bạn khi xem bài này đã hỏi mình tại sao không đăng lên bảng số liệu để người đọc tự thực hành. Do bản số liệu này không thuộc sở hữu của mình, nên mình không được phép. Ví dụ thì không khó, nếu các bạn cài đặt phần mềm SPSS 11.5 thì nó đã có sẵn trong đó rất nhiều file.sav để các bạn thực hành. Các bạn chỉ cần bật 1 trang SPSS lên sẽ có cửa sổ sau:
Vào cancel để tắt cửa sổ phụ đi, sau đó vào file => Open => data:
cửa sổ hiện ra:
Chọn bất cứ file nào, đó đều là những ví dụ tốt để cho bạn thực hành. Mình đã copy ra 1 số file. Nếu bạn nào có nhu cầu để lại địa chỉ email ở nhận xét. Mình sẽ gửi file cho. Những file này phần mềm 16.0 không có, tuy nhiên nó vẫn đọc được. Hoặc các bạn có thể lên mạng search từ khoá: Download SPSS 11.5 để tải về và cài đặt. Trước khi cài đặt nhớ search thêm Hướng dẫn cài đặt. Việc cài đặt rất dễ, phần mềm cũng khá nhẹ, các bạn tự cài thì có nhiều ví dụ phong phú hơn.
Hẹn gặp lại các bạn ở Phần thứ II . Chúc thành công!
Nguyễn Quốc Việt - Cử nhân Nhân học - Lớp NHO7 K 2007 - 2011 - Khoa Nhân học - HCMUSSH
a cho e xin file tham khảo thực hành nhé...
Trả lờiXóamail: cnktravinh@gmail.com
Xóatks a nhé.
mail: cnktravinh@gmail.com
Xóatks a nhé.
mail: cnktravinh@gmail.com
Xóatks a nhé.
Cho minh hoi de doi bien san co thanh ten khac minh lam sao vay ban
Trả lờiXóa