Chủ Nhật, ngày 09 tháng 3 năm 2014 - theo: congdongnhanhoc.edu.vn
1. 4 lần thi đại học cho 1 quyết định:
“Giot sương treo mái lương đình
Nửa đêm thức giấc hỏi mình tan chưa?” 1
Tuổi trẻ có lẽ là thời thanh xuân đẹp đẽ nhất, luôn rạo rực và tràn đầy năng lượng, cứ như giọt sương luôn sẵn sàng đọng giọt để “đợi nắng lên và tan vào hư vô”2 , cháy hết mình bởi sức trẻ và khát khao cháy bỏng trong lòng ngực, mọi sự ra đi đều “chói ngời sắc đỏ”3 để rồi đi qua tuổi trẻ thắm lại mà lòng luôn băn khoăn và thổn thức về những ngày tháng đã qua…
Có lẽ tuổi hai mươi của tôi cũng như thế: 4 lần thi đại học vì 1 hoài bão theo đuổi Báo chí, để giờ đây mỗi lần coi Thời sự tối lại thấy ước mơ của mình còn nóng bỏng ở đó!
Năm nhất thi Báo chí, rớt! Mùa hè ấy dài đến Tết còn tôi trở mình với nắng gió của đại ngàn Tây Nguyên, lần lượt qua đi mùa cà phê – mùa tiêu – mùa cỏ rẫy.
Năm hai thi lại Báo chí, thiếu nửa điểm, lấy nguyện vọng hai học Quản trị kinh doanh của Đại học Mở và bài học đầu tiên của tôi trong môi trường Đại học là: Chấp nhận thay đổi! Thế nhưng ngay từ bài học đầu tiên này tôi đã thất bại khi không thể thay đổi được chính mình, cứng nhắc trong cái giọng miền Trung không chuyên nghiệp so với cái ngành Quản trị đòi hỏi khả năng nói trước đám đông; bị động trong giọng nói để khiến người khác có thể nghe được cho đến việc làm quen với môi trường học chạy khắp các cơ sở học này. Thế là tôi xảy ra tình trạng “đứng núi này trông núi nọ”, học Quản trị và tiếp tục mơ về Báo chí với câu thần chú của buổi tiếp xúc sinh viên đầu tiên: “Một con người chỉ có một cuộc đời. Làm cái gì mà mình có thể làm giỏi nhất, phù hợp với mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất!”, với tôi Báo chí là cảm hứng và đam mê!
Tôi tiếp tục thi lại Đại học lần 3 và bươn vượt bằng chuyến tàu hành trình ra tới Nghệ An, âm thầm và lặng lẽ như cái quyết định của mình, trong lúc đó tôi vẫn tự hào nói rằng: Tinh hoa của khối ngành Kinh tế là Quản trị, và tinh hoa của khối ngành xã hội là Báo chí. Tôi còn cho rằng Kế toán (cũng như Nhân học sau này tôi theo học) chỉ là trợ thủ đắc lực của hai ngành hot đó. Tiếp tục rớt không thương xót ở cái “đường vô xứ Nghệ quanh quanh”, nơi mà văn hóa tóc dài với áo phông sơ – mi trắng che tóc của con gái miền Trung khiến tôi thấy nao lòng trong mùa thi đại học ấy, với những bữa sáng lặp đi lặp lại xôi nóng, bánh mướt cuốn không – còn – gì – để - khác của xứ Nghệ... Bây giờ là bài học thứ hai trong đời, bài học về Ra quyết định. Tôi lại tiếp tục “niệm” câu thần chú: “Quyết định – đó là sự dung hòa tất cả những đòi hỏi cấp thiết và những điều mong ước”4. Ghi ra giấy hai sự so sánh, hai sự cân nhắc lựa chọn: Quản trị Kinh Doanh – Báo truyền hình (Nguyện vọng 2 CĐ Phát thanh Truyền hình); bản thân và sự hòa hợp với nơi sống: Miền Nam ngọt ngào và cởi mở hào phóng hay miền Bắc đa tình lãng mạn mà khó sống như một số ý kiến, những con người một thời gắn bó hay những con người mới không quen thân, và lại phải bắt đầu lại? Tôi âm thầm với sự trở lại, một sự trở lại không mấy mới mẻ và đầy khắc khoải với cái tâm trạng như chuyến tàu, chỉ muốn tàu chạy mãi và không dừng lại, vì khi tàu dừng tôi sẽ không biết phải đi đâu, làm gì, phải tiếp tục như thế nào… Những môn học chuyên ngành bắt đầu thấm vào người, và con người đặc trưng năng động của ngành Quản trị nổi lên với những bài marketing căn bản, PR và quảng bá sản phẩm rầm rộ trên lớp… Tôi đứng ở cái thế thật chênh vênh và ngựa quen đường cũ hay là do cái ngọn lửa cuồng nhiệt và hoài bão của tuổi 20 khiến tôi không ngừng ước mơ và quyết tâm. Đứa bạn cùng phòng “hót” bên tai cái câu thần chú: “Đừng bao giờ nói tạm biệt khi bạn vẫn còn muốn thử, đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn cảm thấy vẫn còn có thể làm được”. Thế là lại nung nấu cho cái lần… quyết tử cuối cùng này:
Thi đại học lần 4, lần này là Học viện Báo chí – Tuyên truyền ở Hà Nội. Và hè này sẽ thật là dài vì tôi còn chờ đến Nguyện vọng hai…
Nhân học đó là một sự chọn lựa có cân nhắc, tôi xem qua phần giới thiệu ở trang web trường Nhân văn và thấy nó hoàn toàn hợp với mình ở 3 điểm: nó là ngành học nghiên cứu tổng hợp bản chất con người trên mọi lĩnh vực: lịch sử, văn hóa và nguồn gốc con người, điều này phù hợp với ham muốn học hỏi toàn diện của tôi! Thứ hai, học ngành này có thể làm báo được. Thứ ba, tôi đủ điểm xét nguyện vọng hai với ngành này mà không có bất kì rủi ro nào. Thế là tôi dù sớm dù muộn cũng bắt đầu làm lại từ đầu với vai trò là một sinh viên khoa Nhân học rất thầm lặng mà cũng rất đường hoàng!
2. 3 Chuyến đi Điền dã và 1 chuyến Thực tập thực tế:
“Sống và tham gia vào các nền văn hóa bản địa đã dạy tôi nhiều thứ”5…
Tôi thực sự là người may mắn vì là thế hệ cuối cùng cho đến nay nằm trong câu lạc bộ Tầm nhìn Nhân học, được biết đến mùi vị thế nào là Điền dã mà các anh chị khóa trước: “tiền bối” Tiến, Hưng (Nhân học khóa 2007); các “sư huynh, sư tỉ” Trung, Quyên, Khang, Yên (Nhân học 2008, 2009) … - một thế hệ những con người Nhân học chuyên đi Điền dã thực sự - đã tổ chức các lớp học kĩ năng Điền dã (về Phỏng vấn sâu, Quan sát tham dự, các tình huống tiếp cận đối tượng phỏng vấn…) và kiến thức chuyên môn về Dân tộc học miền Tây Nam Bộ mà ở đây là đại bộ phận người Khmer – một trong những chủ thể nghiên cứu chính của Nhân học miền Nam, đó là những bài học vỡ lòng đầu tiên của tôi về Nhân học! Những cảm xúc mới mẻ ban đầu về Điền dã và những chuyến đi cho đến giờ vẫn còn nguyên vẹn trong tôi!
Chuyến về Trà Vinh tham gia Lễ hội Okombok - lễ Cúng trăng, một trong những lễ hội lớn trong năm của người Khmer là chuyến đi đầu tiên. Ấn tượng về miền Tây và văn hóa tộc người vùng Nam Bộ, đặc biệt là người Khmer hiện rõ dần trong tôi, các kiến thức ban đầu còn lạ lẫm và khá mới mẻ khi nghe anh chị giảng về Điền dã, trao đổi với nhau về người Khmer và những ngôi chùa Nam Tông với lối kiến trúc độc đáo, về lễ thả đèn gió, đèn nước, nghi thức đút cốm dẹp trong đêm Cúng Trăng của người Khmer, đua ghe ngo trong ngày hội… Anh chị kể với một sự say sưa và đầy cảm hứng trong giọng điệu, truyền sự vui tươi, hấp dẫn của lễ hội đến với chúng tôi, và sau đó là những trải nghiệm thực tế quý báu. Tôi bắt đầu thấy biết ơn vì được là sinh viên Nhân học.
Chuyến đi tiếp theo do chính sinh viên khóa chúng tôi lên kế hoạch, tổ chức và đi tiền trạm. Hành trình lần này dài hơn là An Giang – một tỉnh giáp biên giới Campuchia. Đây thực sự là một trải nghiệm mới, một màu sắc mới về con người Nam Bộ, đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi - đó là vùng đất địa linh nhân kiệt của dãy Thất Sơn huyền bí với những ẩn sĩ, cư sĩ, tu sĩ tại gia và những câu chuyện về thời khai hoang mở cõi của dân Nam Bộ, các chí sĩ yêu nước và căn cứ địa cách mạng. Trên hết, đây là vùng đất khai tổ của đạo Bửu Sơn Kì Hương - một trong 6 tôn giáo bản địa ở Việt Nam do Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) sáng lập, tạo tiền đề cho các đạo giáo sau này xuất hiện và phát triển. Lối kiến trúc đình chùa Nam Bộ đặc trưng (ở đây là Đình Thới Sơn, chùa Phước Điền, Thới Sơn tự); vốn ấn tượng về vùng đất thời buổi hoang sơ, thời khai hoang mở cõi, chốn lam sơn chướng khí và thú dữ hoành hành, kháng chiến Nam Bộ và nghĩa quân được thể hiện rõ trên những bức bích họa ở Đình; loạt tranh người xưa, ông Đoàn Minh Huyên (Phật thầy Tây An) thuần phục hổ và ông Đình Tây thuần phục cá sấu, cùng những câu chuyện huyền bí của vùng Thất Sơn; hay là Tục thờ Mẫu trong những câu chuyện của các nữ tu sĩ và khách hành hương về Miễu Bào Mướp; những ngọn núi trong dãy Thất Sơn cùng cánh đồng thốt nốt, hàng rào hình bánh xe bò cỡ lớn… thực sự gây cho tôi một cảm xúc mạnh về vốn kí ức quốc gia Phù Nam, Chân Lạp thời mở cõi. Tất cả dậy lên trong lòng tôi một tình yêu Nhân học vô điều kiện. Tôi thích thú vẽ vào sổ tay Điền dã bức kí họa cánh đồng thốt nốt…
Chuyến đi thứ ba của tôi là Sóc Trăng cũng với lễ hội Okombok và lần này tôi trong vai trò đi tiền trạm với bạn Phụng Sơn và thầy Ca. Xe chạy êm ả trên đoạn đường cao tốc Trung Lương, chúng tôi ít ngắm cảnh hơn những chuyến đi trước, tôi “hí họa” chân dung của Sơn và thầy Ca đang… ngủ khì. Chúng tôi đến tạm trú ở Chùa Dơi, một ngôi chùa Khmer nổi tiếng với hàng trăm con dơi trú ngụ và nhận được sự tiếp đãi rất chu đáo, ân cần của các sư.
Địa bàn lần này là thành phố Sóc Trăng, nơi sẽ diễn ra lễ hội Okombok rất lớn do thành phố tổ chức cho nên không khí và cảnh quan ắt hẳn sẽ khác so với hai địa bàn trước. Công việc của chúng tôi sau khi xin giấy phép của trường và giấy giới thiệu của Khoa là xuống địa bàn xin giấy phép của chính quyền cũng như sự hỗ trợ và giúp đỡ để ngày sinh viên xuống Điền dã sẽ tiến hành thuận lợi. Tiếp theo là liên lạc Chùa xin tá túc và có kế hoạch cho chỗ ăn chỗ nghỉ. Sau đó chúng tôi sẽ tìm hiểu kĩ về địa bàn, về lễ hội và những vấn đề xung quanh hội lễ để đưa ra các đề tài nghiên cứu và hướng tiếp cận cho sinh viên. Bên cạnh đó chúng tôi phải mở ra các mối quan hệ với chính quyền và người dân địa phương để tạo điều kiện cho chúng tôi được hòa mình vào không khí hội lễ thực sự của chuyến đi, đồng thời nắm rõ địa bàn nghiên cứu vì đây là khu đô thị nên việc này không kém phần quan trọng để chúng tôi có thể tận dụng quỹ thời gian hợp lí trong sắp xếp quan sát tham dự các chương trình diễn ra.
Vốn ấn tượng của tôi với nơi này có lẽ là cộng đồng người Hoa ở trung tâm thành phố, các mặt bằng kinh doanh với những cái tên cửa tiệm nghe rất vui tai như: Ỷ Mũi, Kim Hía, Cáo, Sên, Háo, A Hía, A Hái… Bên cạnh đó âm hưởng về tiếng vọng một loại nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm dân tộc Khmer được các em nhỏ chơi ở chùa Dơi khiến tôi xúc cảm hơn hết!
Chuyến đi thực tập năm 3 là về Bàu Chinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), tìm hiểu Tri thức bản địa của cộng đồng ngươi Chơ – ro. Đây là chuyến đi dài ngày nhất của tôi dưới sự hướng dẫn đầu tiên của các thầy cô trong khoa nên chúng tôi có được nhiều bài học quý cũng như nhiều kỉ niệm đáng nhớ cùng sống và gắn bó với các bạn, với thầy cô và cả cộng đồng người Chơ – ro. Người Chơ – ro có khuôn miệng kéo lên ở hai khóe nên dễ nở nụ cười, nên nhìn rất thân thiện và gần gũi, hiếu khách. Nhờ đó mà quá trình tìm hiểu về tri thức bản địa của chúng tôi được thuận lợi hơn.
4 chuyến đi nhưng quá nhiều dấu ấn và kỉ niệm, nhớ cái đêm ở ao Bà Om canh me và sốt sắng ghi chép sự kiện lễ tang của Sư trụ trì một ngôi chùa Khmer, không khí vàng rực đêm hôm ấy với tang phục của Phật Giáo Nam tông, của lửa hỏa thiêu, của màu người đứng chen chúc rộn ràng trong một không khí hết sức khẩn trương và uy nghiêm – một sự kiện hiếm có mà chúng tôi may mắn được chứng kiến trong chuyến đi lễ hội Okombok Trà Vinh, chúng tôi ra sức thể hiện mình trong hoạt động Điền dã, dù không thực sự là một “loại hình sống” nhưng cũng “tham dự” hết mức có thể, xông xáo đi vào nhà dân dự lễ cúng trăng và được họ làm nghi thức “đút cốm dẹp” cho; nhớ những điệu nhảy múa thôn dã của người Khmer trong đêm Cúng Trăng, sau khi các phần lễ: thả đèn nước và đèn gió, đút cốm dẹp xong xuôi là phần hội: nhảy múa và ca hát, chúng tôi ai nấy đều nhảy điệu thôn dã ấy trong không khí cực kì tươi vui.
Nhớ cái lần phục kích một gia đình đang trèo cây thốt nốt cao chót vót để lấy nước trong chuyến đi An Giang. Thốt nốt rất cao, trên thân nó người ta nẹp cái “cây tre bậc thang trăm đốt” để trèo, có người trèo thành thục thành nghề người ta sợ bị lấy trộm nước thốt nốt nên không nẹp tre nữa. Các “đồng nghiệp” nam của tôi mặc sức mà trèo như… khỉ để không chỉ quan sát mà còn “tham dự” hết mình (!!!) và cũng gặt được thành quả đáng nể là giúp họ lấy nước, hái bông thốt nốt; nhớ những sáng bị trưởng đoàn “gõ mõ” réo cả đoàn dậy khi mới 4h trong chuyến bươn vượt lên núi Cấm, cả chặng đường dài bắt buộc đi bộ nên phải đi từ sớm. Ai cũng ngái ngủ và tiếc nuối cái chăn ấm, một bạn trong đoàn còn đứng trùm chăn im lìm như người cõi trên… Cả đoàn lết đi trong đêm trong trạng thái mộng du đến trạm xe bus ở Tượng đài chiến thắng dốc Bà Đắc. Chuyến đi đã thực sự gắn kết những thành viên thành… “bầy đàn” thực sự, mọi người đều quan tâm nhau hết mực. Trong quá trình leo núi, chúng tôi chụp vài pô ảnh, thắp hương ở cửa đá, ở dốc đá cây cổ thụ, ở căn nhà thờ tự của một vị thầy tu phái Bắc tông và lại tiếp tục hành trình. Chùa Phật lớn và tượng Phật Di Lạc lớn nhất Đông Nám Á hiện ra, thật vĩ đại!
Lúc về, tôi và Sơn – một thành viên trong đoàn quyết định đi bằng con đường thoát hiểm thứ hai xuống chân núi. Có cảm giác như Sơn và tôi sắp bắt đầu trở thành một nhà Điền dã Dân tộc học băng rừng lội suối để thám hiểm và chứng kiến cái hoang sơ tận cùng của “thâm sơn cùng cốc”. Con đường cỏ lau không ai đi, đá tảng và cây gai khô quắp cứa vào da, dính đầy tay chân, chảy máu và rát hơn khi mồ hôi túa ra. Bước đi lát đá chông chênh, con người cũng trở nên nghệ sĩ hẳn, nhưng ở đây tôi và Sơn phải… chài mông nữa, vui thật! Cuối chân núi, ông trời trả công cho hai chúng tôi bằng một miệt vườn xoài chín rụng vàng ươm ăn nghe mát rượi trong lòng; nhớ một màu nhang khói trong những lần chúng tôi thực địa vì đa số đều ở các đình, chùa và đúng mùa khách hành hương đông; nhớ cả những đêm thức khuya với cuốn Nhật kí Điền dã…
Nhớ cuộc thi ảnh và cuộc thi Người đẹp Bàu Chinh “tự sướng” trong một giờ vui chơi của chúng tôi ở ngay bên con đường vào Nhà văn hóa dân tộc Bàu Chinh, nơi có hàng tre xanh rì cảnh trí đẹp phù hợp cho quay ngoại cảnh và biểu diễn… catwalk! Đầu tiên là Phần thi giới thiệu, MC là Vân đồng thí sinh cuộc thi mã số 01, quay phim là Dzú với lời chào kinh dị nhất bằng “động tác” đe dọa… sex nhất. Chúng tôi thể hiện kĩ năng trên sàn catwalk chuyên nghiệp thực sự, với những sải chân đa dạng, đa thể loại, xiêu vẹo có, nhún nhảy có, nhí nhảnh có, dễ thương có; với những lời giới thiệu trên trời dưới biển khiến ai nấy cười nghiêng ngả. Chúng tôi thực hiện Clip cho Vân, đạo cụ diễn xuất duy nhất của bạn í là cái khăn rằn Ả Rập và cái bóp tiền với động tác nổi tiếng: moi tiền lẻ trong nhiều trạng thái đau khổ, vật vã với sắc thái cảm xúc khác nhau (!). Rồi chúng tôi lại làm thêm clip dạy học nhạc bằng tiếng Chơ – ro trong đó cô giáo thôn bản là Vân, cuối cùng là một clip cảm nhận về chuyến đi và gửi những lời tri ân đến thầy cô – những người Thầy tuyệt vời của chúng tôi trong chuyến đi lần này!
Sau những chuyến đi ấy tôi có 4 gạch đầu dòng như sau:
Đường về miền Tây rất êm đềm và đẹp…
Một con cò bay lên giữa màu trời xam xám mở lối miền Tây sau cái ồn ào của thị thành Sài Gòn, cái động thái bay thật đẹp tưởng như chao đảo nhưng lại bình ổn ngay giữa màu xanh đất trời và màu xám tối dần của mùa mưa tháng 10. Cánh cò trắng từng đốm giữa đồng, có hai chiếc công nông màu vàng cũ đang chạy giữa ruộng nhìn như thời đất nước kiến thiết. Cánh đồng mía, rồi những đọt tre võng cao lên cong vút như lông mi của Lệ - cô bạn ngồi cùng tôi, xe cứ bon bon trên mặt đường cao tốc… Mọi người trên xe đã ngủ, hoặc nói chuyện nhỏ nhỏ the thé… Rồi lại qua những con sông nước đục ngầu và cuồn cuộn chảy như lũ, bèo tây trôi tan tác, những bụi chuối gió phần phật như bão, những đàn vịt và dừa nước, những cây dây leo họ dương xỉ phủ rậm rạp trên họ đước họ tràm, những trảng cỏ ngập nước mà cứ tưởng nếu mình là một con kiến thì vòm cỏ đó là rừng rậm U Minh… Con đường bắt đầu hẹp lại vì nhà cửa, quán xá và cây cối hai bên đường om không gian lại.
Hết Long An, Châu Thành – Tiền Giang hiện ra cảnh nhà quê tươi mát giữa thiên nhiên, những con kênh bắt đầu liên tục hay những con sông dài, đến Cai Lậy – Tiền Giang, một nét văn hóa là lạ xuất hiện trong ngày mây mưa này: những dáng hình con gái – nữ sinh Trung học áo dài trắng quần đen, đây có lẽ là màu rất truyền thống và nam bộ của áo dài Việt Nam những năm thập niên 60, 70, cái tác động thật đáng để bất cứ ai hoài niệm và ngắm nhìn ngẩn ngơ mãi hoài không biết chán, đẹp quá Việt Nam ơi! Con người Việt Nam, đất nước Việt Nam thật đẹp, những bản nhạc vàng bắt đầu chảy vào tâm trí: “Có một dòng sông chảy hoài trong trí nhớ, làng em bến lở làng anh ở bến bồi. Mỗi ngày em sang bên này sông đi học, ngọn gió reo mùa buồn trong nhánh mù u… Áo lụa như mây bay ngược gió sông chiều…”6. Những dòng sông cuồn cuộn chảy trôi mùa nước nổi rồi đến “vô biên tuyệt đích” nó… rẽ dòng và biến mất sau cái cuộn nước xoáy trước hàng dừa, phi lao xào xạc, những âm thanh như cái hồn cuộc sống… Rồi bước vào cuộc sống, nhà cửa ngắt quãng thiên nhiên như dấu chấm dấu phẩy, và một thứ khuấy động cái nhìn cái nhìn tĩnh lặng của ta: những dàn đăng – ten cao lên, chấm cao lên, phết cao lên như chân nhện nhảy, một rừng đăng – ten làm dấu chấm than giữa trời áp thấp như thánh thót nốt Son La trong lòng ta, xe qua buổi họp chợ, qua những màu đu đủ chín mọng và những hàng cây trứng cá…
Cầu Mỹ Thuận hiện ra trước mắt, những cái miệng… mở toang, những cặp mắt háo hức và cái cầu dây đi – văng to lớn lúc ấy sao quá đồ sộ so với những con người lần đầu mới thấy. Xe đến Vĩnh Long thì trời xẩm tối và nghe thấp thoáng “khúc hát Triều Châu” vang lên ở loa phóng thanh, nhìn ra xa mới thấy cái chấm đỏ của đèn xe di động - cái thưa thớt “hiện đại” của phố thị về quê… Đi qua một lễ hội du lịch phát triển làng nghề, đi qua cái đông vui nhộn nhịp đầu tiên, đoàn đến chùa Mek, một trong hai địa điểm trú chân trong những ngày Điền dã của đoàn trong chuyến Okombok Trà Vinh. Trời tối, lồng đèn ở hội chợ sáng đẹp và “trung thu” bao nhiêu thì vào chùa Mek nó càng “trăng rằm” bấy nhiêu. Lối kiến trúc chùa của người Khmer hiện ra chưa rõ ràng nhưng đã gây ấn tượng, sự gợi nhớ đền đài chùa chiền Miến Điện nổi lên và điệu múa Thái cứ chầm chậm trước mắt…
Tiếp theo lộ trình đó, dài hơn là chuyến đi về An Giang gây cho tôi vốn ấn tượng đầu tiên từ lúc bước lên xe trung chuyển. Qua một con phố rộng rợp người và như một “quảng trường buôn bán”, những sạp hàng vải vóc gấm hoa, những cùi thốt nốt cùi dừa la liệt và sầu riêng lẩn mùi quanh quất, toàn khách du lịch… Tôi chú ý đến thành phần người Chăm với đặc trưng của họ trong trang phục cùng cái mạng che mặt rất riêng biệt. Qua cái cổng chào màu xanh: Trung tâm thương mại và du lịch núi Sam, hội chợ, những con đường, cho đến lúc ngồi trên xe vào đình Thới Sơn ở Tri Tôn – An Giang, xe bon bon một điệu gợi nhớ bài “Hoa tuyết tháng ba” trên ngút ngàn Tây Nguyên núi rừng mùa hoa cà phê nở mùi nồng nàn và sực nức, mùa “fieldwork” của những anh chị khóa trước… Mỗi chuyến đi đều là một cảm giác khác biệt!
Xe qua những vòng cua nhỏ, qua đường Bến Vựa giao 55A và những căn nhà theo một kiểu cấu trúc nhà sàn mặt bằng ngang với con đường vốn rộng khoảng 45 – 69m, nhìn các chân cột chống cứ chằng chịt như các con sông kênh rạch xưa. Những ngọn núi hiện ra trước mặt và những ngôi nhà im lìm trên “cấu trúc hạ tầng” như những chiếc ruộng bậc thang. Có những chiếc xe kiểu hỗn dung giữa xích lô và xe thổ mộ chở khách hay ho… Rồi phía bên trái bên phải, đồng lúa mênh mông yên bình, lúa màu vàng rụa và một vài cánh đồng khô đã gặt, đốt tooc sạch sẽ. Những đầm phá, những con kênh hẹp đầy bèo tây hoa tím rợp màu có những cây cầu ván đóng đinh bắc ngang, những cánh đồng ớt, bắp… Những khúc cua ngoặt bắt đầu trở nên nhiều thêm và anh tài càng chứng tỏ tay lái rất lụa. Và đến khi ngọn núi Két với mỏm đá tảng hình con chim Két hiện ra cùng lúc bạt ngàn thốt nốt thì vốn ấn tượng về cảnh miền Tây đã càng trở nên sâu đậm. Cánh đồng thốt nốt với người dân thoăn thoắt leo cây, đi cheo, lấy nước và nấu đường thốt nốt…
Ngược dòng lộ trình đó là miền Đông trong chuyến Thực tập thực tế ở Bàu Chinh (Bà Rịa – Vũng Tàu). Qua thôn Tân Xuân, qua khu nghĩa địa lớn của xã Bàu Chinh là con đường rải nhựa thẳng thanh bình và yên ả với những vườn tiêu xanh mát chạy dài theo từng ngõ nhỏ, màu cà phê xanh đậm nảy hạt, những vườn điều phủ màu xanh thẳm, một vài ao ruộng bỏ ngỏ cỏ ruộng mọc xen lẫn, những lũy tre dẫn vào thôn bản xanh rì rào… Và dần dần ở lối vào đường rẽ, các hộ dân người đồng bào Chơ – ro hiện ra gần gụi với kiểu nhà theo lối kiến trúc hiện nay của người Việt, những em bé Chơ – ro với đầu tóc màu hoe nâu loăn xoăn dễ thương trong những bộ đồ cũng đầy màu sắc tươi vui trộn với màu dơ của bụi đất và màu da nâu đồng nhìn đoàn xe đi vào với ánh mắt tròn xoe đầy tò mò; một mùi… ngan ngái của phân bò nồng lên trong không khí, và chúng tôi biết rõ mình sẽ gắn với thứ “mùi hương” nội đồng này trong hơn một tuần lễ như người dân ở đây đã quen hẳn cái mùi thân thuộc đặc trưng này; những màu đỏ tươi của lùm chôm chôm, trái thanh long chín mọng lẩn quất đâu đó, những cây cối đặc trưng ở vùng đất xưa kia còn là rừng rú xa xôi này như tầm vong, như một số cây thuốc lạ…
… Không khí Nhân học rất riêng của đoàn sinh viên Điền dã.
Trên chuyến hành trình miền Tây, mọi người trò chuyện rôm rả, đúng là học mà thực hành có khác, tuyệt vời gì hơn những chuyến đi! Ai cũng thay nhau chụp ảnh, chụp cảnh, chụp người, không khí sau một hồi ngủ say lại xôn xao lên, máu tuổi trẻ, chất sống sinh viên bắt đầu trỗi dậy, họ nói chuyện bốc tếu, họ cười “mái thoải”, rồi họ thi thố hát hò, làm một dàn đồng ca “bài ca Nhân học” mà có lẽ ai chưa đi Điền dã sẽ không thấy được không khí hùng hục của những gương mặt khi hò zô bài này: “Nếu yêu nhau thì về Buôn Ma Thuột, hừ hà hừ hà hừ hà hừ! Không yêu nhau thì về buôn dưa chuột, hừ hà hừ hà hừ hà hừ!”, rồi ca mọi thể loại nhạc, mọi bài hát cho mọi lứa tuổi, từ cải lương, chèo tuồng, dân ca đến những điệu hò được khai thác triệt để phục vụ cho cuộc thi thố, trò chơi âm nhạc của họ. Hát chán chê họ lại chuyển tông sang kể chuyện cười và đố câu đố, thực là tuổi trẻ, rất bốc tếu! Mọi người có vẻ như đã xích lại gần nhau hơn, những cái bánh tráng, pocca, snack của Phúc, bánh pía của Lam, bánh kẹo tập thể của chị trên chuyền xuống, dưới chuyền lên, chuyền khắp xe, nước xin liên tục, đúng là ăn với nhau mới vui! Dưới tiếp tục hát đối đáp giao duyên, có vài ba người ngủ, trên làm khán giả cười, vài ba người chụp ảnh tác nghiệp lia lịa, chỉ thấy tội chú tài xế bị tụi sinh viên làm cho phân tâm không tài nào tập trung lái xe nổi, lái xe cho sinh viên cho cái nghịch ngợm của tuổi trẻ này là khổ thế… Chú ít nói cũng ít cười!
Mẹ thiên nhiên và con người miền Nam hào phóng ưu đãi…
Ngoài kiến thức thu thập được, chúng tôi còn được thiên nhiên và con người nơi đây ưu đãi bằng những món quà rất hào hiệp, phóng khoáng của Mẹ thiên nhiên. Đó là những “bàn tiệc” rộng… bao la sau lễ Cúng trăng, la liệt những sản vật mà người dân đến cúng dường, cốm dẹp, các loại bánh trái đặc biệt là dừa, chuối…; đó là những miệt vườn vú sữa, xoài, mận mà… may mắn thay chúng tôi biết lựa mùa cây trái đi Điền dã… Thế nên ai cũng chọc vui nhau: Đi Điền dã là… ăn sướng!
Bài học.
Dù không thực sự là một “loại hình sống” của Nhân học, không phải là “Người nước ngoài chuyên nghiệp” (phim Nhân học của Rolf Usmann – Germany) mà những chuyến đi như thế này chúng tôi chỉ cố gắng “tham dự” hết mực nhưng qua những nền văn hóa bản địa đã dạy tôi rất nhiều thứ, đó là cách mà người dân bản địa thay vì sống theo tự nhiên trong quy luật đấu tranh sinh tồn thì quay trở lại tác động vào tự nhiên phục vụ trở lại con người. Con người và Tự nhiên sống cộng sinh với nhau, dựa vào nhau, trở thành niềm tin và tâm linh. Tri thức bản địa từ lá thuốc, các nghề thủ công, tổ chức cộng đồng, các lễ nghi tín ngưỡng… chính là kết quả của quá trình sống và biến đổi tự nhiên khắc nghiệt để tồn tại. Tôi yêu nét văn hóa trong lễ hội Cúng Trăng của người Khmer, khâm phục cách người Chăm biết làm đường thốt nốt và ngạc nhiên trước những nghề thủ công truyền thống với các sảnh phẩm rất độc đáo, thuần tự nhiên, tinh vi của người Chơ – ro trong chế tác như cái bẫy kẹp hay bẫy ống dùng bẫy chuột, cái nỏ thời còn săn bắn, cách đan lát các đồ dùng trong nhà sử dụng nguyên liệu tự nhiên, cách làm rượu cần rất riêng của người Chơ – ro v.v… Họ dạy tôi biết yêu thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên và biết cách “làm bạn” với thiên nhiên!
Những lần thong dong trên đường lộ cùng với các bạn, có những người đã thực sự tác động đến tôi, giúp tôi trưởng thành hơn trong cách đi Điền dã (như thể tìm ra câu hỏi: “Ai là người thầy của cuộc đời mình?”); nhớ những bảng hỏi định lượng dù nhiều lúc rối vì “luật chơi” của nó – “chơi là phải theo luật”, nên phải tuân thủ và khéo léo trước những câu hỏi chưa thực sự tốt (có lẽ sau chuyến đi này tôi trở nên… yêu những bản hỏi định lượng (!)); những cuộc phỏng vấn sâu giúp tôi tập cho mình trở nên biết “hỏi” hơn, khéo léo hơn, hết lười tò mò. Cũng như trong một buổi họp cô Hằng đã nói về căn “bệnh” của Nhân học: Nhiều chuyện(!). Nhờ Nhân học và chuyến đi Điền dã như thế này tôi hiểu rõ hơn về ngành học mình yêu thích, phải biết nhiều chuyện, phải biết thắc mắc…; thực sự nhớ cộng đồng mình sống ở đó và biết một chút cảm giác “Chúng tôi ăn rừng”, có được sự yêu thương của cộng đồng, sự trìu mến của họ dành cho, quen cảnh sống giữa cộng đồng khi tôi cảm thấy thuộc về nơi đó, điều đó thật đáng quý!
Nhân học luôn mang đến cho tôi những thích thú và bất ngờ vì tri thức và cách tiếp cận của nó đối với con người và các tiểu vùng văn hóa. Tôi chưa học Sinh thái Nhân văn nhưng cũng có suy nghĩ về cái hay ho của Tri thức bản địa. Bài giảng của cô Hằng sau khi đọc Tổng luận lí thuyết của PGS. TS Ngô Văn Lệ là bài học về Tri thức bản địa.
Tri thức bản địa gắn liền với một địa bàn cụ thể và cộng đồng tồn tại lâu đời. Người ta sống ở đó lâu dài hiểu tính nết của môi trường và biết cách ứng xử với môi trường, biết cách khai thác tài nguyên ở đó.
Tri thức bản địa không phải là bất biến, con người thay đổi vì môi trường thay đổi, trong đó môi trường tự nhiên khác với Môi trường xã hội ở chỗ môi trường xã hội biến đổi rất nhanh và tùy vào sự tương tác của cộng đồng. Đặc biệt là nhân vật “lưỡng giới” gây ra biến đổi rất nhiều. Một ví dụ về nhân vật “lưỡng giới” trong cộng đồng người Chơ – ro mà chúng tôi khảo sát đó là anh Thành – Phó trưởng thôn Tân Châu. Anh là người dân tộc Chơ – ro, nhưng khác với những người Chơ – ro bình thường khác, anh là người có tri thức và hiểu biết vì những kinh nghiệm quản lí cộng đồng, giao lưu tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội, có tiếng nói trong cộng đồng. Vì là người hiểu biết rất nhiều về tri thức bản địa lại bị tác động đồng thời cũng là thành phần tiếp nhận bởi những điều mới mẻ của cuộc sống hiện đại nên hiểu rõ hơn những biến đổi hiện nay trong cộng đồng, và vì thiên về lối sống hiện đại, điều này có làm biến mất cái tri thức bản địa tự nhiên như người dân bình thường không? Sẽ là thành phần tác động đến bản chất Điền dã của chúng tôi? Thế nhưng nhờ những “nhân vật lưỡng tính” (người có bản chất của cộng đồng này lại pha tạp thêm bản tính của cuộc sống mới) như thế, chúng tôi hiểu thêm về sự biến đổi tri thức bản địa và sự tiếp nhận xảy ra trong trường hợp đó nhận thức như thế nào.
Một ví dụ về cách nhận thức, sự nhạy cảm, biết phát hiện… - một tính cách cần thiết cho người nghiên cứu tri thức bản địa mà cách tiếp cận về con người một cách tinh tế gây bất ngờ của Nhân học – đó là phát hiện của Phụng Sơn, thành viên trong đoàn khi xem bức ảnh chuồng dê của thầy Lộc – giảng viên hướng dẫn nhóm sinh viên thực tập ở Ngãi Giao chụp được giả định: Chuồng dê có thể là biến thể của nhà sàn? Nhưng biết đâu được vì có những cộng đồng tộc người có chuồng dê như thế mà nguồn gốc nhà ở của họ trước đây là nhà trệt? Ví dụ như chuyện căn nhà chú Minh được xây theo lối kiến trúc hiện đại này có một vòi nước ở bên cạnh sân trước, có thể giả định là cái vòi nước đó không có một cơ sở nguồn gốc nào nhưng biết đâu đó là “dấu tích” của cái lu nước trước nhà trong truyền thống, luật tục về nhà ở của người dân Chơ – ro trước đây?
Quan điểm thứ hai về Tri thức bản địa là trong cộng đồng sẽ có người biết nhiều và có người biết ít, đây là tri thức kinh nghiệm thể hiện quan điểm: Không cân đối về kiến thức trong cộng đồng. Có thể kiến thức ngày xưa không biết nhưng kiến thức ngày nay người ta biết, và một trăm năm sau lại trở thành Tri thức bản địa. Cho nên không nên sớm thất vọng trong những bảng hỏi hay phỏng vấn khi người đó không rành mà phải thắc mắc tại sao người đó không rành, hỏi về cơ chế truyền cuối cùng.
Quan điểm thức ba là quan điểm cô Hằng bổ sung thêm: Nhìn từ góc độ nào của Tri thức bản địa? Theo cô đó là xuất phát từ Lí thuyết Đăc Uynh: ĐẤU TRANH SINH TỒN để thích nghi tồn tại. Khi con người sống trong môi trường cụ thể, hiểu về môi trường đó và biết cách để tồn tại trong môi trường, đó chính là CHIẾN LƯỢC, chiến lược đó cô đọng lại thành Tri thức bản địa.
Những cái giúp người ta sống tốt, hưởng lợi trong môi trường này, và cái giúp người vượt qua trở thành Tri thức bản địa. Ví dụ: Phân bò là Tri thức bản địa: mùa khô người dân biết lấy phân bò về phơi, đến mùa mưa lấy phân bò rải rơm, cỏ lên cho phân bò từ từ khô và xuất nguyên đất đó đem đi đổ cho cây trồng (cách làm này hoạt động theo mùa). Hay ví dụ về vẽ Sơ đồ thân tộc 4 thế hệ là không thể vì các khẩu đã tách riêng ra thành hộ khác. Đó là biến đổi xã hội.
Tài nguyên thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi chiến thuật sinh tồn bằng cách sắp xếp trật tự thay đổi thời gian làm việc (ví dụ như nuôi bò) dẫn đến việc có thể trở thành câu chuyện và Tri thức bản địa của một trăm năm sau…
Như vậy, không phải nghiên cứu tri thức bản địa chỉ là việc nhận thức được rằng, những câu chuyện không hoàn toàn giống nhau ở hai vùng văn hóa, những hiểu biết không phải là để áp đặt, không nên áp đặt Tri thức bản địa của mình thành Tri thức bản địa của người khác, như chuyện trồng trọt, làm rẫy hay chăn nuôi… của người ta, có những kiến thức kinh nghiệm chung nhưng chưa chắc hoàn toàn đúng v.v… mà nghiên cứu tri thức bản địa còn là hiểu ra tri thức đó với những cách nhìn nhận như trên.
3. 4 Bộ phim trong Liên hoan phim Quốc tế Nhân học:
“Đó là một Liên hoan phim kén người xem nhất từ trước đến nay…”
… nhưng lại là những buổi công chiếu thực sự ấn tượng, mới mẻ và rất thú vị với tôi. Bộ phim “Người nước ngoài chuyên nghiệp” (Rolf Usmann – Germany) mở màn cho Liên hoan phim này và câu nói tôi học được từ phim là “Sống và tham gia vào các nền văn hóa bản địa đã dạy tôi nhiều thứ”, câu nói này lại làm đôi chân tôi… ngứa ngáy, lại muốn Điền dã về một miền đất xa xôi nào đó… Tôi thích cái cảnh sống và sinh hoạt rất sinh động của người dân bản địa trong phim. Bộ phim tiếp theo tôi xem là “Hiến tế” (Faynot Amandinde - France), quay xung quanh một khung cảnh máu me của việc giết những con cừu để Hiến tế trong một trung tâm giết mổ. Tôi nhận ra: Là nhà Nhân học đôi khi phải dùng một con mắt lạnh và một trái tim bình thản! Bộ phim “Đất Âu châu: một cuộc dạo chơi vào trí tưởng tượng phổ biến của người Cameroon” (Balz Andrea Alter – Switzerland) lại khai thác một đề tài không mới nhưng bằng cái phong cách rất hay và hài hước, rất độc đáo, đầy thú vị và bất ngờ để khán giả mặc nhiên bơi lội trong suy nghĩ của một dòng văn hóa này về dòng văn hóa khác. Đến phim thứ 3: “Kiếm tìm” (Lonut Piturescu – Romania) là bộ phim “thuốc ngủ” nhất nhưng lại gây ám ảnh nhất! Thực sự bất kì ai khi xem phim này đều không tránh khỏi mệt mỏi và buồn ngủ trong không khí im ắng của thư phòng và cả cái không khí chậm và đều mà phim “gây” nên. Nhưng “Kiếm tìm” là cách làm phim mới mẻ khi từ đầu đến cuối chỉ là cuộc hành trình của người đàn ông lớn tuổi trên chiếc xe ngựa trong cuộc mưu sinh với nghề đóng thùng gỗ và phải gõ cửa từng nhà một. Nó chỉ là một trình tự có vẻ rất bình thường như một cuộc dọn hàng chợ chiều đi về hay là cuộc đi dạo ở một phố chợ đêm nào đó, rất trình tự nhưng trong cách nhìn tinh tế của đạo diễn với những góc quay cận cảnh đã đặc tả hết sức sinh động và chân thật nét mặt, điệu bộ, cảm xúc của người trong cuộc từ đó lột tả suy nghĩ của họ. Phim Nhân học với tôi là một thể loại phim ám ảnh và gây ấn tượng theo nhiều cách mới mẻ! Hãy xem để cảm nhận hết ý nghĩa của nó!
Phim Nhân học không dạy người ta điều gì, chỉ cho ta thấy một tiểu văn hóa, một hành vi ứng xử với thế giới của những con người khác nhau, đầy sinh động và đầy lôi cuốn được các nhà làm phim phản ánh qua các hình ảnh của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới hay về những tiểu văn hóa của các nhóm xã hội hiện đại, “đó có thể là bối cảnh văn hóa, phong tục kì lạ của những tộc người hay những nhóm người mà văn hóa của họ được coi là “dã man”, xa lạ với văn hóa phương Tây hay là sự vận động của cuộc sống qua cái nhìn của chủ thể văn hóa ấy trong các chủ đề về di cư, nhập cư, đồng tính, các nhóm nghèo, biến đổi văn hóa…”7
4. Ngày hội Nhân học:
Mỗi khoa đều có một ngày gọi là Ngày hội của khoa để thể hiện hết những đặc trưng của khoa và chúng tôi có Ngày hội Nhân học. Ngày hội Nhân học lần 10 năm 2013 thực sự là một thành công của không riêng lớp NH10 chúng tôi trong vai trò ban tổ chức, mà là một thành công của khoa khi “Văn hóa của mình” đã chuyển tải được hết ý nghĩa chủ đề của nó với các hoạt động từ cổng chào rất Nhân học với những câu nói bất hủ về Nhân học đến nghệ thuật trình diễn và sắp đặt của triễn lãm ảnh Nhân học, của các mô hình nhà của các cộng đồng dân tộc và sự tham gia của các khoa với các màu sắc văn hóa khác nhau.
Học Nhân học sau hơn 3 năm, con người tôi lớn lên và trưởng thành theo
thời gian, và chắc chắn suy nghĩ của tôi có tác động ít nhiều của Nhân
học. Trước đây tôi nhìn đời bằng cái suy nghĩ của Báo chí, luôn phê bình
và đánh giá, rồi học Nhân học đến năm 3 tôi lại thấy băn khoăn khi nhìn
nhận sự việc bằng góc nhìn Nhân học, thường là nhìn nhận hành vi của nó
và không cho phép lấy văn hóa này để nhìn nhận văn hóa khác, không áp
đặt cách nghĩ của mình lên cách nghĩ khác: Nhân học không phán xét đúng
sai mà chỉ nhìn nhận hành vi của nó và mọi văn hóa đều mang tính tương
đối, tính đặc thù riêng không phân biệt cao thấp. Tôi cảm thấy xã hội
bây giờ đã không còn giới hạn nào, tính đúng sai đã bị phá vỡ, mọi chuẩn
mực đều trở nên dễ điều chỉnh và đưa vào cái gọi là hợp lí. Chuyện
hotgirl này nhân vật của công chúng kia nổi tiếng nhờ tai tiếng chính là
một cách sống, mọi phê phán rồi cũng chỉ là cách nhìn nhận, quan trọng
là bản thân người đó đã dám nghĩ dám làm dù ở trạng thái tiêu cực hay
không. Miley Cirus là một trường hợp, cô ấy đáp lại phản ứng về MV mới
quá sexy của mình, lối sống hiện nay của mình bằng một sự bình tĩnh đáng
bất ngờ rằng: cô ấy đang trong độ tuổi trưởng thành, mà trưởng thành
thường nổi loạn, bùng nổ và họ làm những điều mà tuổi trưởng thành đem
đến cho họ: đối đầu mọi chuẩn mực và tìm thấy chính họ trong cách sống
riêng của họ. Mọi sự dèm pha và dư luận đều thuộc thể loại “triết học
salon”, khi hai người cùng có những nền tảng như nhau thì kẻ biết nắm
bắt cơ hội chính là người chuyên đi nịnh hót cấp trên, dùng mọi cách để
đạt được mong muốn, kẻ còn lại ê chề cho rằng mình bị phản bội và bắt
đầu hùa theo dư luận chỉ là để che mắt thiên hạ cái sự đố kị của mình mà
thôi. Tuy nhiên điều này chỉ là một góc nhìn đối với cái đang bị phê
phán nhiều hơn là khích lệ! Đây là một ví dụ khiến tôi băn khoăn, lên
năm 4 tôi nhận ra: không nên tuyệt đối hóa thuyết Tương đối văn hóa. Thế
nhưng cho đến giờ tôi vẫn còn băn khoăn như thế, nhưng dù sao tôi vẫn
cảm thấy với cách nhìn của Nhân học trong tôi mọi thứ trở nên dễ thở
hơn, ít căng thẳng hơn và dễ cảm thông với những hành vi ứng xử của con
người!
Tôi chỉ muốn kết thúc bài viết bằng những câu nói bất hủ trong Ngày hội Nhân học để nói lên tình yêu và niềm tự hào của mình với Nhân học, con đường đúng đắn mà tôi đã chọn:
“Nhân học lấy con người làm mục đích nghiên cứu của nó, nhưng không giống như các ngành khoa học khác về con người, nó cố gắng hiểu được đối tượng của nó qua các biểu hiện đa dạng nhất” – Clifford Geertz
“Con người dù trắng ở Châu Âu, vàng ở Châu Á, đen ở châu Phi hay đỏ ở châu Mỹ đều là con người nhuộm màu da khí hậu mà thôi” – Georges Buffo
“Nhân học là khoa học cho ta biết con người ở đâu cũng giống nhau, trừ khi họ khác nhau” – Nancy Banks – Smith
“Nhân học là môn học nhân văn nhất trong các khoa học, và khoa học nhất trong lĩnh vực nhân văn” – Alfred L. Kroeber (1876 – 1960, nhà Nhân học Mỹ)
“Nếu chúng ta muốn khám phá ra điều con người đạt đến, chúng ta chỉ có thể tìm thấy nó qua việc con người là gì” – Clifford Geertz
Chú thích:
1: Thơ Phạm Phú Hải
2: “Cuộc chia li màu đỏ” - Nguyễn Mỹ.
3: “Giọt sương” – Lời việt Mỹ Tâm
4: Câu nói của Lockett.
5: Câu nói trong phim “Người nước ngoài chuyên nghiệp” - Rolf Usmann – Germany.
6: “Sông quê” – Đinh Trầm Ca.
7: http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=68938&sitepageid=48
“Giot sương treo mái lương đình
Nửa đêm thức giấc hỏi mình tan chưa?” 1
Tuổi trẻ có lẽ là thời thanh xuân đẹp đẽ nhất, luôn rạo rực và tràn đầy năng lượng, cứ như giọt sương luôn sẵn sàng đọng giọt để “đợi nắng lên và tan vào hư vô”2 , cháy hết mình bởi sức trẻ và khát khao cháy bỏng trong lòng ngực, mọi sự ra đi đều “chói ngời sắc đỏ”3 để rồi đi qua tuổi trẻ thắm lại mà lòng luôn băn khoăn và thổn thức về những ngày tháng đã qua…
Có lẽ tuổi hai mươi của tôi cũng như thế: 4 lần thi đại học vì 1 hoài bão theo đuổi Báo chí, để giờ đây mỗi lần coi Thời sự tối lại thấy ước mơ của mình còn nóng bỏng ở đó!
Năm nhất thi Báo chí, rớt! Mùa hè ấy dài đến Tết còn tôi trở mình với nắng gió của đại ngàn Tây Nguyên, lần lượt qua đi mùa cà phê – mùa tiêu – mùa cỏ rẫy.
Năm hai thi lại Báo chí, thiếu nửa điểm, lấy nguyện vọng hai học Quản trị kinh doanh của Đại học Mở và bài học đầu tiên của tôi trong môi trường Đại học là: Chấp nhận thay đổi! Thế nhưng ngay từ bài học đầu tiên này tôi đã thất bại khi không thể thay đổi được chính mình, cứng nhắc trong cái giọng miền Trung không chuyên nghiệp so với cái ngành Quản trị đòi hỏi khả năng nói trước đám đông; bị động trong giọng nói để khiến người khác có thể nghe được cho đến việc làm quen với môi trường học chạy khắp các cơ sở học này. Thế là tôi xảy ra tình trạng “đứng núi này trông núi nọ”, học Quản trị và tiếp tục mơ về Báo chí với câu thần chú của buổi tiếp xúc sinh viên đầu tiên: “Một con người chỉ có một cuộc đời. Làm cái gì mà mình có thể làm giỏi nhất, phù hợp với mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất!”, với tôi Báo chí là cảm hứng và đam mê!
Tôi tiếp tục thi lại Đại học lần 3 và bươn vượt bằng chuyến tàu hành trình ra tới Nghệ An, âm thầm và lặng lẽ như cái quyết định của mình, trong lúc đó tôi vẫn tự hào nói rằng: Tinh hoa của khối ngành Kinh tế là Quản trị, và tinh hoa của khối ngành xã hội là Báo chí. Tôi còn cho rằng Kế toán (cũng như Nhân học sau này tôi theo học) chỉ là trợ thủ đắc lực của hai ngành hot đó. Tiếp tục rớt không thương xót ở cái “đường vô xứ Nghệ quanh quanh”, nơi mà văn hóa tóc dài với áo phông sơ – mi trắng che tóc của con gái miền Trung khiến tôi thấy nao lòng trong mùa thi đại học ấy, với những bữa sáng lặp đi lặp lại xôi nóng, bánh mướt cuốn không – còn – gì – để - khác của xứ Nghệ... Bây giờ là bài học thứ hai trong đời, bài học về Ra quyết định. Tôi lại tiếp tục “niệm” câu thần chú: “Quyết định – đó là sự dung hòa tất cả những đòi hỏi cấp thiết và những điều mong ước”4. Ghi ra giấy hai sự so sánh, hai sự cân nhắc lựa chọn: Quản trị Kinh Doanh – Báo truyền hình (Nguyện vọng 2 CĐ Phát thanh Truyền hình); bản thân và sự hòa hợp với nơi sống: Miền Nam ngọt ngào và cởi mở hào phóng hay miền Bắc đa tình lãng mạn mà khó sống như một số ý kiến, những con người một thời gắn bó hay những con người mới không quen thân, và lại phải bắt đầu lại? Tôi âm thầm với sự trở lại, một sự trở lại không mấy mới mẻ và đầy khắc khoải với cái tâm trạng như chuyến tàu, chỉ muốn tàu chạy mãi và không dừng lại, vì khi tàu dừng tôi sẽ không biết phải đi đâu, làm gì, phải tiếp tục như thế nào… Những môn học chuyên ngành bắt đầu thấm vào người, và con người đặc trưng năng động của ngành Quản trị nổi lên với những bài marketing căn bản, PR và quảng bá sản phẩm rầm rộ trên lớp… Tôi đứng ở cái thế thật chênh vênh và ngựa quen đường cũ hay là do cái ngọn lửa cuồng nhiệt và hoài bão của tuổi 20 khiến tôi không ngừng ước mơ và quyết tâm. Đứa bạn cùng phòng “hót” bên tai cái câu thần chú: “Đừng bao giờ nói tạm biệt khi bạn vẫn còn muốn thử, đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn cảm thấy vẫn còn có thể làm được”. Thế là lại nung nấu cho cái lần… quyết tử cuối cùng này:
Thi đại học lần 4, lần này là Học viện Báo chí – Tuyên truyền ở Hà Nội. Và hè này sẽ thật là dài vì tôi còn chờ đến Nguyện vọng hai…
Nhân học đó là một sự chọn lựa có cân nhắc, tôi xem qua phần giới thiệu ở trang web trường Nhân văn và thấy nó hoàn toàn hợp với mình ở 3 điểm: nó là ngành học nghiên cứu tổng hợp bản chất con người trên mọi lĩnh vực: lịch sử, văn hóa và nguồn gốc con người, điều này phù hợp với ham muốn học hỏi toàn diện của tôi! Thứ hai, học ngành này có thể làm báo được. Thứ ba, tôi đủ điểm xét nguyện vọng hai với ngành này mà không có bất kì rủi ro nào. Thế là tôi dù sớm dù muộn cũng bắt đầu làm lại từ đầu với vai trò là một sinh viên khoa Nhân học rất thầm lặng mà cũng rất đường hoàng!
2. 3 Chuyến đi Điền dã và 1 chuyến Thực tập thực tế:
“Sống và tham gia vào các nền văn hóa bản địa đã dạy tôi nhiều thứ”5…
Tôi thực sự là người may mắn vì là thế hệ cuối cùng cho đến nay nằm trong câu lạc bộ Tầm nhìn Nhân học, được biết đến mùi vị thế nào là Điền dã mà các anh chị khóa trước: “tiền bối” Tiến, Hưng (Nhân học khóa 2007); các “sư huynh, sư tỉ” Trung, Quyên, Khang, Yên (Nhân học 2008, 2009) … - một thế hệ những con người Nhân học chuyên đi Điền dã thực sự - đã tổ chức các lớp học kĩ năng Điền dã (về Phỏng vấn sâu, Quan sát tham dự, các tình huống tiếp cận đối tượng phỏng vấn…) và kiến thức chuyên môn về Dân tộc học miền Tây Nam Bộ mà ở đây là đại bộ phận người Khmer – một trong những chủ thể nghiên cứu chính của Nhân học miền Nam, đó là những bài học vỡ lòng đầu tiên của tôi về Nhân học! Những cảm xúc mới mẻ ban đầu về Điền dã và những chuyến đi cho đến giờ vẫn còn nguyên vẹn trong tôi!
Chuyến về Trà Vinh tham gia Lễ hội Okombok - lễ Cúng trăng, một trong những lễ hội lớn trong năm của người Khmer là chuyến đi đầu tiên. Ấn tượng về miền Tây và văn hóa tộc người vùng Nam Bộ, đặc biệt là người Khmer hiện rõ dần trong tôi, các kiến thức ban đầu còn lạ lẫm và khá mới mẻ khi nghe anh chị giảng về Điền dã, trao đổi với nhau về người Khmer và những ngôi chùa Nam Tông với lối kiến trúc độc đáo, về lễ thả đèn gió, đèn nước, nghi thức đút cốm dẹp trong đêm Cúng Trăng của người Khmer, đua ghe ngo trong ngày hội… Anh chị kể với một sự say sưa và đầy cảm hứng trong giọng điệu, truyền sự vui tươi, hấp dẫn của lễ hội đến với chúng tôi, và sau đó là những trải nghiệm thực tế quý báu. Tôi bắt đầu thấy biết ơn vì được là sinh viên Nhân học.
Chuyến đi tiếp theo do chính sinh viên khóa chúng tôi lên kế hoạch, tổ chức và đi tiền trạm. Hành trình lần này dài hơn là An Giang – một tỉnh giáp biên giới Campuchia. Đây thực sự là một trải nghiệm mới, một màu sắc mới về con người Nam Bộ, đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi - đó là vùng đất địa linh nhân kiệt của dãy Thất Sơn huyền bí với những ẩn sĩ, cư sĩ, tu sĩ tại gia và những câu chuyện về thời khai hoang mở cõi của dân Nam Bộ, các chí sĩ yêu nước và căn cứ địa cách mạng. Trên hết, đây là vùng đất khai tổ của đạo Bửu Sơn Kì Hương - một trong 6 tôn giáo bản địa ở Việt Nam do Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) sáng lập, tạo tiền đề cho các đạo giáo sau này xuất hiện và phát triển. Lối kiến trúc đình chùa Nam Bộ đặc trưng (ở đây là Đình Thới Sơn, chùa Phước Điền, Thới Sơn tự); vốn ấn tượng về vùng đất thời buổi hoang sơ, thời khai hoang mở cõi, chốn lam sơn chướng khí và thú dữ hoành hành, kháng chiến Nam Bộ và nghĩa quân được thể hiện rõ trên những bức bích họa ở Đình; loạt tranh người xưa, ông Đoàn Minh Huyên (Phật thầy Tây An) thuần phục hổ và ông Đình Tây thuần phục cá sấu, cùng những câu chuyện huyền bí của vùng Thất Sơn; hay là Tục thờ Mẫu trong những câu chuyện của các nữ tu sĩ và khách hành hương về Miễu Bào Mướp; những ngọn núi trong dãy Thất Sơn cùng cánh đồng thốt nốt, hàng rào hình bánh xe bò cỡ lớn… thực sự gây cho tôi một cảm xúc mạnh về vốn kí ức quốc gia Phù Nam, Chân Lạp thời mở cõi. Tất cả dậy lên trong lòng tôi một tình yêu Nhân học vô điều kiện. Tôi thích thú vẽ vào sổ tay Điền dã bức kí họa cánh đồng thốt nốt…
Chuyến đi thứ ba của tôi là Sóc Trăng cũng với lễ hội Okombok và lần này tôi trong vai trò đi tiền trạm với bạn Phụng Sơn và thầy Ca. Xe chạy êm ả trên đoạn đường cao tốc Trung Lương, chúng tôi ít ngắm cảnh hơn những chuyến đi trước, tôi “hí họa” chân dung của Sơn và thầy Ca đang… ngủ khì. Chúng tôi đến tạm trú ở Chùa Dơi, một ngôi chùa Khmer nổi tiếng với hàng trăm con dơi trú ngụ và nhận được sự tiếp đãi rất chu đáo, ân cần của các sư.
Địa bàn lần này là thành phố Sóc Trăng, nơi sẽ diễn ra lễ hội Okombok rất lớn do thành phố tổ chức cho nên không khí và cảnh quan ắt hẳn sẽ khác so với hai địa bàn trước. Công việc của chúng tôi sau khi xin giấy phép của trường và giấy giới thiệu của Khoa là xuống địa bàn xin giấy phép của chính quyền cũng như sự hỗ trợ và giúp đỡ để ngày sinh viên xuống Điền dã sẽ tiến hành thuận lợi. Tiếp theo là liên lạc Chùa xin tá túc và có kế hoạch cho chỗ ăn chỗ nghỉ. Sau đó chúng tôi sẽ tìm hiểu kĩ về địa bàn, về lễ hội và những vấn đề xung quanh hội lễ để đưa ra các đề tài nghiên cứu và hướng tiếp cận cho sinh viên. Bên cạnh đó chúng tôi phải mở ra các mối quan hệ với chính quyền và người dân địa phương để tạo điều kiện cho chúng tôi được hòa mình vào không khí hội lễ thực sự của chuyến đi, đồng thời nắm rõ địa bàn nghiên cứu vì đây là khu đô thị nên việc này không kém phần quan trọng để chúng tôi có thể tận dụng quỹ thời gian hợp lí trong sắp xếp quan sát tham dự các chương trình diễn ra.
Vốn ấn tượng của tôi với nơi này có lẽ là cộng đồng người Hoa ở trung tâm thành phố, các mặt bằng kinh doanh với những cái tên cửa tiệm nghe rất vui tai như: Ỷ Mũi, Kim Hía, Cáo, Sên, Háo, A Hía, A Hái… Bên cạnh đó âm hưởng về tiếng vọng một loại nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm dân tộc Khmer được các em nhỏ chơi ở chùa Dơi khiến tôi xúc cảm hơn hết!
Chuyến đi thực tập năm 3 là về Bàu Chinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), tìm hiểu Tri thức bản địa của cộng đồng ngươi Chơ – ro. Đây là chuyến đi dài ngày nhất của tôi dưới sự hướng dẫn đầu tiên của các thầy cô trong khoa nên chúng tôi có được nhiều bài học quý cũng như nhiều kỉ niệm đáng nhớ cùng sống và gắn bó với các bạn, với thầy cô và cả cộng đồng người Chơ – ro. Người Chơ – ro có khuôn miệng kéo lên ở hai khóe nên dễ nở nụ cười, nên nhìn rất thân thiện và gần gũi, hiếu khách. Nhờ đó mà quá trình tìm hiểu về tri thức bản địa của chúng tôi được thuận lợi hơn.
4 chuyến đi nhưng quá nhiều dấu ấn và kỉ niệm, nhớ cái đêm ở ao Bà Om canh me và sốt sắng ghi chép sự kiện lễ tang của Sư trụ trì một ngôi chùa Khmer, không khí vàng rực đêm hôm ấy với tang phục của Phật Giáo Nam tông, của lửa hỏa thiêu, của màu người đứng chen chúc rộn ràng trong một không khí hết sức khẩn trương và uy nghiêm – một sự kiện hiếm có mà chúng tôi may mắn được chứng kiến trong chuyến đi lễ hội Okombok Trà Vinh, chúng tôi ra sức thể hiện mình trong hoạt động Điền dã, dù không thực sự là một “loại hình sống” nhưng cũng “tham dự” hết mức có thể, xông xáo đi vào nhà dân dự lễ cúng trăng và được họ làm nghi thức “đút cốm dẹp” cho; nhớ những điệu nhảy múa thôn dã của người Khmer trong đêm Cúng Trăng, sau khi các phần lễ: thả đèn nước và đèn gió, đút cốm dẹp xong xuôi là phần hội: nhảy múa và ca hát, chúng tôi ai nấy đều nhảy điệu thôn dã ấy trong không khí cực kì tươi vui.
Nhớ cái lần phục kích một gia đình đang trèo cây thốt nốt cao chót vót để lấy nước trong chuyến đi An Giang. Thốt nốt rất cao, trên thân nó người ta nẹp cái “cây tre bậc thang trăm đốt” để trèo, có người trèo thành thục thành nghề người ta sợ bị lấy trộm nước thốt nốt nên không nẹp tre nữa. Các “đồng nghiệp” nam của tôi mặc sức mà trèo như… khỉ để không chỉ quan sát mà còn “tham dự” hết mình (!!!) và cũng gặt được thành quả đáng nể là giúp họ lấy nước, hái bông thốt nốt; nhớ những sáng bị trưởng đoàn “gõ mõ” réo cả đoàn dậy khi mới 4h trong chuyến bươn vượt lên núi Cấm, cả chặng đường dài bắt buộc đi bộ nên phải đi từ sớm. Ai cũng ngái ngủ và tiếc nuối cái chăn ấm, một bạn trong đoàn còn đứng trùm chăn im lìm như người cõi trên… Cả đoàn lết đi trong đêm trong trạng thái mộng du đến trạm xe bus ở Tượng đài chiến thắng dốc Bà Đắc. Chuyến đi đã thực sự gắn kết những thành viên thành… “bầy đàn” thực sự, mọi người đều quan tâm nhau hết mực. Trong quá trình leo núi, chúng tôi chụp vài pô ảnh, thắp hương ở cửa đá, ở dốc đá cây cổ thụ, ở căn nhà thờ tự của một vị thầy tu phái Bắc tông và lại tiếp tục hành trình. Chùa Phật lớn và tượng Phật Di Lạc lớn nhất Đông Nám Á hiện ra, thật vĩ đại!
Lúc về, tôi và Sơn – một thành viên trong đoàn quyết định đi bằng con đường thoát hiểm thứ hai xuống chân núi. Có cảm giác như Sơn và tôi sắp bắt đầu trở thành một nhà Điền dã Dân tộc học băng rừng lội suối để thám hiểm và chứng kiến cái hoang sơ tận cùng của “thâm sơn cùng cốc”. Con đường cỏ lau không ai đi, đá tảng và cây gai khô quắp cứa vào da, dính đầy tay chân, chảy máu và rát hơn khi mồ hôi túa ra. Bước đi lát đá chông chênh, con người cũng trở nên nghệ sĩ hẳn, nhưng ở đây tôi và Sơn phải… chài mông nữa, vui thật! Cuối chân núi, ông trời trả công cho hai chúng tôi bằng một miệt vườn xoài chín rụng vàng ươm ăn nghe mát rượi trong lòng; nhớ một màu nhang khói trong những lần chúng tôi thực địa vì đa số đều ở các đình, chùa và đúng mùa khách hành hương đông; nhớ cả những đêm thức khuya với cuốn Nhật kí Điền dã…
Nhớ cuộc thi ảnh và cuộc thi Người đẹp Bàu Chinh “tự sướng” trong một giờ vui chơi của chúng tôi ở ngay bên con đường vào Nhà văn hóa dân tộc Bàu Chinh, nơi có hàng tre xanh rì cảnh trí đẹp phù hợp cho quay ngoại cảnh và biểu diễn… catwalk! Đầu tiên là Phần thi giới thiệu, MC là Vân đồng thí sinh cuộc thi mã số 01, quay phim là Dzú với lời chào kinh dị nhất bằng “động tác” đe dọa… sex nhất. Chúng tôi thể hiện kĩ năng trên sàn catwalk chuyên nghiệp thực sự, với những sải chân đa dạng, đa thể loại, xiêu vẹo có, nhún nhảy có, nhí nhảnh có, dễ thương có; với những lời giới thiệu trên trời dưới biển khiến ai nấy cười nghiêng ngả. Chúng tôi thực hiện Clip cho Vân, đạo cụ diễn xuất duy nhất của bạn í là cái khăn rằn Ả Rập và cái bóp tiền với động tác nổi tiếng: moi tiền lẻ trong nhiều trạng thái đau khổ, vật vã với sắc thái cảm xúc khác nhau (!). Rồi chúng tôi lại làm thêm clip dạy học nhạc bằng tiếng Chơ – ro trong đó cô giáo thôn bản là Vân, cuối cùng là một clip cảm nhận về chuyến đi và gửi những lời tri ân đến thầy cô – những người Thầy tuyệt vời của chúng tôi trong chuyến đi lần này!
Sau những chuyến đi ấy tôi có 4 gạch đầu dòng như sau:
Đường về miền Tây rất êm đềm và đẹp…
Một con cò bay lên giữa màu trời xam xám mở lối miền Tây sau cái ồn ào của thị thành Sài Gòn, cái động thái bay thật đẹp tưởng như chao đảo nhưng lại bình ổn ngay giữa màu xanh đất trời và màu xám tối dần của mùa mưa tháng 10. Cánh cò trắng từng đốm giữa đồng, có hai chiếc công nông màu vàng cũ đang chạy giữa ruộng nhìn như thời đất nước kiến thiết. Cánh đồng mía, rồi những đọt tre võng cao lên cong vút như lông mi của Lệ - cô bạn ngồi cùng tôi, xe cứ bon bon trên mặt đường cao tốc… Mọi người trên xe đã ngủ, hoặc nói chuyện nhỏ nhỏ the thé… Rồi lại qua những con sông nước đục ngầu và cuồn cuộn chảy như lũ, bèo tây trôi tan tác, những bụi chuối gió phần phật như bão, những đàn vịt và dừa nước, những cây dây leo họ dương xỉ phủ rậm rạp trên họ đước họ tràm, những trảng cỏ ngập nước mà cứ tưởng nếu mình là một con kiến thì vòm cỏ đó là rừng rậm U Minh… Con đường bắt đầu hẹp lại vì nhà cửa, quán xá và cây cối hai bên đường om không gian lại.
Hết Long An, Châu Thành – Tiền Giang hiện ra cảnh nhà quê tươi mát giữa thiên nhiên, những con kênh bắt đầu liên tục hay những con sông dài, đến Cai Lậy – Tiền Giang, một nét văn hóa là lạ xuất hiện trong ngày mây mưa này: những dáng hình con gái – nữ sinh Trung học áo dài trắng quần đen, đây có lẽ là màu rất truyền thống và nam bộ của áo dài Việt Nam những năm thập niên 60, 70, cái tác động thật đáng để bất cứ ai hoài niệm và ngắm nhìn ngẩn ngơ mãi hoài không biết chán, đẹp quá Việt Nam ơi! Con người Việt Nam, đất nước Việt Nam thật đẹp, những bản nhạc vàng bắt đầu chảy vào tâm trí: “Có một dòng sông chảy hoài trong trí nhớ, làng em bến lở làng anh ở bến bồi. Mỗi ngày em sang bên này sông đi học, ngọn gió reo mùa buồn trong nhánh mù u… Áo lụa như mây bay ngược gió sông chiều…”6. Những dòng sông cuồn cuộn chảy trôi mùa nước nổi rồi đến “vô biên tuyệt đích” nó… rẽ dòng và biến mất sau cái cuộn nước xoáy trước hàng dừa, phi lao xào xạc, những âm thanh như cái hồn cuộc sống… Rồi bước vào cuộc sống, nhà cửa ngắt quãng thiên nhiên như dấu chấm dấu phẩy, và một thứ khuấy động cái nhìn cái nhìn tĩnh lặng của ta: những dàn đăng – ten cao lên, chấm cao lên, phết cao lên như chân nhện nhảy, một rừng đăng – ten làm dấu chấm than giữa trời áp thấp như thánh thót nốt Son La trong lòng ta, xe qua buổi họp chợ, qua những màu đu đủ chín mọng và những hàng cây trứng cá…
Cầu Mỹ Thuận hiện ra trước mắt, những cái miệng… mở toang, những cặp mắt háo hức và cái cầu dây đi – văng to lớn lúc ấy sao quá đồ sộ so với những con người lần đầu mới thấy. Xe đến Vĩnh Long thì trời xẩm tối và nghe thấp thoáng “khúc hát Triều Châu” vang lên ở loa phóng thanh, nhìn ra xa mới thấy cái chấm đỏ của đèn xe di động - cái thưa thớt “hiện đại” của phố thị về quê… Đi qua một lễ hội du lịch phát triển làng nghề, đi qua cái đông vui nhộn nhịp đầu tiên, đoàn đến chùa Mek, một trong hai địa điểm trú chân trong những ngày Điền dã của đoàn trong chuyến Okombok Trà Vinh. Trời tối, lồng đèn ở hội chợ sáng đẹp và “trung thu” bao nhiêu thì vào chùa Mek nó càng “trăng rằm” bấy nhiêu. Lối kiến trúc chùa của người Khmer hiện ra chưa rõ ràng nhưng đã gây ấn tượng, sự gợi nhớ đền đài chùa chiền Miến Điện nổi lên và điệu múa Thái cứ chầm chậm trước mắt…
Tiếp theo lộ trình đó, dài hơn là chuyến đi về An Giang gây cho tôi vốn ấn tượng đầu tiên từ lúc bước lên xe trung chuyển. Qua một con phố rộng rợp người và như một “quảng trường buôn bán”, những sạp hàng vải vóc gấm hoa, những cùi thốt nốt cùi dừa la liệt và sầu riêng lẩn mùi quanh quất, toàn khách du lịch… Tôi chú ý đến thành phần người Chăm với đặc trưng của họ trong trang phục cùng cái mạng che mặt rất riêng biệt. Qua cái cổng chào màu xanh: Trung tâm thương mại và du lịch núi Sam, hội chợ, những con đường, cho đến lúc ngồi trên xe vào đình Thới Sơn ở Tri Tôn – An Giang, xe bon bon một điệu gợi nhớ bài “Hoa tuyết tháng ba” trên ngút ngàn Tây Nguyên núi rừng mùa hoa cà phê nở mùi nồng nàn và sực nức, mùa “fieldwork” của những anh chị khóa trước… Mỗi chuyến đi đều là một cảm giác khác biệt!
Xe qua những vòng cua nhỏ, qua đường Bến Vựa giao 55A và những căn nhà theo một kiểu cấu trúc nhà sàn mặt bằng ngang với con đường vốn rộng khoảng 45 – 69m, nhìn các chân cột chống cứ chằng chịt như các con sông kênh rạch xưa. Những ngọn núi hiện ra trước mặt và những ngôi nhà im lìm trên “cấu trúc hạ tầng” như những chiếc ruộng bậc thang. Có những chiếc xe kiểu hỗn dung giữa xích lô và xe thổ mộ chở khách hay ho… Rồi phía bên trái bên phải, đồng lúa mênh mông yên bình, lúa màu vàng rụa và một vài cánh đồng khô đã gặt, đốt tooc sạch sẽ. Những đầm phá, những con kênh hẹp đầy bèo tây hoa tím rợp màu có những cây cầu ván đóng đinh bắc ngang, những cánh đồng ớt, bắp… Những khúc cua ngoặt bắt đầu trở nên nhiều thêm và anh tài càng chứng tỏ tay lái rất lụa. Và đến khi ngọn núi Két với mỏm đá tảng hình con chim Két hiện ra cùng lúc bạt ngàn thốt nốt thì vốn ấn tượng về cảnh miền Tây đã càng trở nên sâu đậm. Cánh đồng thốt nốt với người dân thoăn thoắt leo cây, đi cheo, lấy nước và nấu đường thốt nốt…
Ngược dòng lộ trình đó là miền Đông trong chuyến Thực tập thực tế ở Bàu Chinh (Bà Rịa – Vũng Tàu). Qua thôn Tân Xuân, qua khu nghĩa địa lớn của xã Bàu Chinh là con đường rải nhựa thẳng thanh bình và yên ả với những vườn tiêu xanh mát chạy dài theo từng ngõ nhỏ, màu cà phê xanh đậm nảy hạt, những vườn điều phủ màu xanh thẳm, một vài ao ruộng bỏ ngỏ cỏ ruộng mọc xen lẫn, những lũy tre dẫn vào thôn bản xanh rì rào… Và dần dần ở lối vào đường rẽ, các hộ dân người đồng bào Chơ – ro hiện ra gần gụi với kiểu nhà theo lối kiến trúc hiện nay của người Việt, những em bé Chơ – ro với đầu tóc màu hoe nâu loăn xoăn dễ thương trong những bộ đồ cũng đầy màu sắc tươi vui trộn với màu dơ của bụi đất và màu da nâu đồng nhìn đoàn xe đi vào với ánh mắt tròn xoe đầy tò mò; một mùi… ngan ngái của phân bò nồng lên trong không khí, và chúng tôi biết rõ mình sẽ gắn với thứ “mùi hương” nội đồng này trong hơn một tuần lễ như người dân ở đây đã quen hẳn cái mùi thân thuộc đặc trưng này; những màu đỏ tươi của lùm chôm chôm, trái thanh long chín mọng lẩn quất đâu đó, những cây cối đặc trưng ở vùng đất xưa kia còn là rừng rú xa xôi này như tầm vong, như một số cây thuốc lạ…
… Không khí Nhân học rất riêng của đoàn sinh viên Điền dã.
Trên chuyến hành trình miền Tây, mọi người trò chuyện rôm rả, đúng là học mà thực hành có khác, tuyệt vời gì hơn những chuyến đi! Ai cũng thay nhau chụp ảnh, chụp cảnh, chụp người, không khí sau một hồi ngủ say lại xôn xao lên, máu tuổi trẻ, chất sống sinh viên bắt đầu trỗi dậy, họ nói chuyện bốc tếu, họ cười “mái thoải”, rồi họ thi thố hát hò, làm một dàn đồng ca “bài ca Nhân học” mà có lẽ ai chưa đi Điền dã sẽ không thấy được không khí hùng hục của những gương mặt khi hò zô bài này: “Nếu yêu nhau thì về Buôn Ma Thuột, hừ hà hừ hà hừ hà hừ! Không yêu nhau thì về buôn dưa chuột, hừ hà hừ hà hừ hà hừ!”, rồi ca mọi thể loại nhạc, mọi bài hát cho mọi lứa tuổi, từ cải lương, chèo tuồng, dân ca đến những điệu hò được khai thác triệt để phục vụ cho cuộc thi thố, trò chơi âm nhạc của họ. Hát chán chê họ lại chuyển tông sang kể chuyện cười và đố câu đố, thực là tuổi trẻ, rất bốc tếu! Mọi người có vẻ như đã xích lại gần nhau hơn, những cái bánh tráng, pocca, snack của Phúc, bánh pía của Lam, bánh kẹo tập thể của chị trên chuyền xuống, dưới chuyền lên, chuyền khắp xe, nước xin liên tục, đúng là ăn với nhau mới vui! Dưới tiếp tục hát đối đáp giao duyên, có vài ba người ngủ, trên làm khán giả cười, vài ba người chụp ảnh tác nghiệp lia lịa, chỉ thấy tội chú tài xế bị tụi sinh viên làm cho phân tâm không tài nào tập trung lái xe nổi, lái xe cho sinh viên cho cái nghịch ngợm của tuổi trẻ này là khổ thế… Chú ít nói cũng ít cười!
Mẹ thiên nhiên và con người miền Nam hào phóng ưu đãi…
Ngoài kiến thức thu thập được, chúng tôi còn được thiên nhiên và con người nơi đây ưu đãi bằng những món quà rất hào hiệp, phóng khoáng của Mẹ thiên nhiên. Đó là những “bàn tiệc” rộng… bao la sau lễ Cúng trăng, la liệt những sản vật mà người dân đến cúng dường, cốm dẹp, các loại bánh trái đặc biệt là dừa, chuối…; đó là những miệt vườn vú sữa, xoài, mận mà… may mắn thay chúng tôi biết lựa mùa cây trái đi Điền dã… Thế nên ai cũng chọc vui nhau: Đi Điền dã là… ăn sướng!
Bài học.
Dù không thực sự là một “loại hình sống” của Nhân học, không phải là “Người nước ngoài chuyên nghiệp” (phim Nhân học của Rolf Usmann – Germany) mà những chuyến đi như thế này chúng tôi chỉ cố gắng “tham dự” hết mực nhưng qua những nền văn hóa bản địa đã dạy tôi rất nhiều thứ, đó là cách mà người dân bản địa thay vì sống theo tự nhiên trong quy luật đấu tranh sinh tồn thì quay trở lại tác động vào tự nhiên phục vụ trở lại con người. Con người và Tự nhiên sống cộng sinh với nhau, dựa vào nhau, trở thành niềm tin và tâm linh. Tri thức bản địa từ lá thuốc, các nghề thủ công, tổ chức cộng đồng, các lễ nghi tín ngưỡng… chính là kết quả của quá trình sống và biến đổi tự nhiên khắc nghiệt để tồn tại. Tôi yêu nét văn hóa trong lễ hội Cúng Trăng của người Khmer, khâm phục cách người Chăm biết làm đường thốt nốt và ngạc nhiên trước những nghề thủ công truyền thống với các sảnh phẩm rất độc đáo, thuần tự nhiên, tinh vi của người Chơ – ro trong chế tác như cái bẫy kẹp hay bẫy ống dùng bẫy chuột, cái nỏ thời còn săn bắn, cách đan lát các đồ dùng trong nhà sử dụng nguyên liệu tự nhiên, cách làm rượu cần rất riêng của người Chơ – ro v.v… Họ dạy tôi biết yêu thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên và biết cách “làm bạn” với thiên nhiên!
Những lần thong dong trên đường lộ cùng với các bạn, có những người đã thực sự tác động đến tôi, giúp tôi trưởng thành hơn trong cách đi Điền dã (như thể tìm ra câu hỏi: “Ai là người thầy của cuộc đời mình?”); nhớ những bảng hỏi định lượng dù nhiều lúc rối vì “luật chơi” của nó – “chơi là phải theo luật”, nên phải tuân thủ và khéo léo trước những câu hỏi chưa thực sự tốt (có lẽ sau chuyến đi này tôi trở nên… yêu những bản hỏi định lượng (!)); những cuộc phỏng vấn sâu giúp tôi tập cho mình trở nên biết “hỏi” hơn, khéo léo hơn, hết lười tò mò. Cũng như trong một buổi họp cô Hằng đã nói về căn “bệnh” của Nhân học: Nhiều chuyện(!). Nhờ Nhân học và chuyến đi Điền dã như thế này tôi hiểu rõ hơn về ngành học mình yêu thích, phải biết nhiều chuyện, phải biết thắc mắc…; thực sự nhớ cộng đồng mình sống ở đó và biết một chút cảm giác “Chúng tôi ăn rừng”, có được sự yêu thương của cộng đồng, sự trìu mến của họ dành cho, quen cảnh sống giữa cộng đồng khi tôi cảm thấy thuộc về nơi đó, điều đó thật đáng quý!
Nhân học luôn mang đến cho tôi những thích thú và bất ngờ vì tri thức và cách tiếp cận của nó đối với con người và các tiểu vùng văn hóa. Tôi chưa học Sinh thái Nhân văn nhưng cũng có suy nghĩ về cái hay ho của Tri thức bản địa. Bài giảng của cô Hằng sau khi đọc Tổng luận lí thuyết của PGS. TS Ngô Văn Lệ là bài học về Tri thức bản địa.
Tri thức bản địa gắn liền với một địa bàn cụ thể và cộng đồng tồn tại lâu đời. Người ta sống ở đó lâu dài hiểu tính nết của môi trường và biết cách ứng xử với môi trường, biết cách khai thác tài nguyên ở đó.
Tri thức bản địa không phải là bất biến, con người thay đổi vì môi trường thay đổi, trong đó môi trường tự nhiên khác với Môi trường xã hội ở chỗ môi trường xã hội biến đổi rất nhanh và tùy vào sự tương tác của cộng đồng. Đặc biệt là nhân vật “lưỡng giới” gây ra biến đổi rất nhiều. Một ví dụ về nhân vật “lưỡng giới” trong cộng đồng người Chơ – ro mà chúng tôi khảo sát đó là anh Thành – Phó trưởng thôn Tân Châu. Anh là người dân tộc Chơ – ro, nhưng khác với những người Chơ – ro bình thường khác, anh là người có tri thức và hiểu biết vì những kinh nghiệm quản lí cộng đồng, giao lưu tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội, có tiếng nói trong cộng đồng. Vì là người hiểu biết rất nhiều về tri thức bản địa lại bị tác động đồng thời cũng là thành phần tiếp nhận bởi những điều mới mẻ của cuộc sống hiện đại nên hiểu rõ hơn những biến đổi hiện nay trong cộng đồng, và vì thiên về lối sống hiện đại, điều này có làm biến mất cái tri thức bản địa tự nhiên như người dân bình thường không? Sẽ là thành phần tác động đến bản chất Điền dã của chúng tôi? Thế nhưng nhờ những “nhân vật lưỡng tính” (người có bản chất của cộng đồng này lại pha tạp thêm bản tính của cuộc sống mới) như thế, chúng tôi hiểu thêm về sự biến đổi tri thức bản địa và sự tiếp nhận xảy ra trong trường hợp đó nhận thức như thế nào.
Một ví dụ về cách nhận thức, sự nhạy cảm, biết phát hiện… - một tính cách cần thiết cho người nghiên cứu tri thức bản địa mà cách tiếp cận về con người một cách tinh tế gây bất ngờ của Nhân học – đó là phát hiện của Phụng Sơn, thành viên trong đoàn khi xem bức ảnh chuồng dê của thầy Lộc – giảng viên hướng dẫn nhóm sinh viên thực tập ở Ngãi Giao chụp được giả định: Chuồng dê có thể là biến thể của nhà sàn? Nhưng biết đâu được vì có những cộng đồng tộc người có chuồng dê như thế mà nguồn gốc nhà ở của họ trước đây là nhà trệt? Ví dụ như chuyện căn nhà chú Minh được xây theo lối kiến trúc hiện đại này có một vòi nước ở bên cạnh sân trước, có thể giả định là cái vòi nước đó không có một cơ sở nguồn gốc nào nhưng biết đâu đó là “dấu tích” của cái lu nước trước nhà trong truyền thống, luật tục về nhà ở của người dân Chơ – ro trước đây?
Quan điểm thứ hai về Tri thức bản địa là trong cộng đồng sẽ có người biết nhiều và có người biết ít, đây là tri thức kinh nghiệm thể hiện quan điểm: Không cân đối về kiến thức trong cộng đồng. Có thể kiến thức ngày xưa không biết nhưng kiến thức ngày nay người ta biết, và một trăm năm sau lại trở thành Tri thức bản địa. Cho nên không nên sớm thất vọng trong những bảng hỏi hay phỏng vấn khi người đó không rành mà phải thắc mắc tại sao người đó không rành, hỏi về cơ chế truyền cuối cùng.
Quan điểm thức ba là quan điểm cô Hằng bổ sung thêm: Nhìn từ góc độ nào của Tri thức bản địa? Theo cô đó là xuất phát từ Lí thuyết Đăc Uynh: ĐẤU TRANH SINH TỒN để thích nghi tồn tại. Khi con người sống trong môi trường cụ thể, hiểu về môi trường đó và biết cách để tồn tại trong môi trường, đó chính là CHIẾN LƯỢC, chiến lược đó cô đọng lại thành Tri thức bản địa.
Những cái giúp người ta sống tốt, hưởng lợi trong môi trường này, và cái giúp người vượt qua trở thành Tri thức bản địa. Ví dụ: Phân bò là Tri thức bản địa: mùa khô người dân biết lấy phân bò về phơi, đến mùa mưa lấy phân bò rải rơm, cỏ lên cho phân bò từ từ khô và xuất nguyên đất đó đem đi đổ cho cây trồng (cách làm này hoạt động theo mùa). Hay ví dụ về vẽ Sơ đồ thân tộc 4 thế hệ là không thể vì các khẩu đã tách riêng ra thành hộ khác. Đó là biến đổi xã hội.
Tài nguyên thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi chiến thuật sinh tồn bằng cách sắp xếp trật tự thay đổi thời gian làm việc (ví dụ như nuôi bò) dẫn đến việc có thể trở thành câu chuyện và Tri thức bản địa của một trăm năm sau…
Như vậy, không phải nghiên cứu tri thức bản địa chỉ là việc nhận thức được rằng, những câu chuyện không hoàn toàn giống nhau ở hai vùng văn hóa, những hiểu biết không phải là để áp đặt, không nên áp đặt Tri thức bản địa của mình thành Tri thức bản địa của người khác, như chuyện trồng trọt, làm rẫy hay chăn nuôi… của người ta, có những kiến thức kinh nghiệm chung nhưng chưa chắc hoàn toàn đúng v.v… mà nghiên cứu tri thức bản địa còn là hiểu ra tri thức đó với những cách nhìn nhận như trên.
3. 4 Bộ phim trong Liên hoan phim Quốc tế Nhân học:
“Đó là một Liên hoan phim kén người xem nhất từ trước đến nay…”
… nhưng lại là những buổi công chiếu thực sự ấn tượng, mới mẻ và rất thú vị với tôi. Bộ phim “Người nước ngoài chuyên nghiệp” (Rolf Usmann – Germany) mở màn cho Liên hoan phim này và câu nói tôi học được từ phim là “Sống và tham gia vào các nền văn hóa bản địa đã dạy tôi nhiều thứ”, câu nói này lại làm đôi chân tôi… ngứa ngáy, lại muốn Điền dã về một miền đất xa xôi nào đó… Tôi thích cái cảnh sống và sinh hoạt rất sinh động của người dân bản địa trong phim. Bộ phim tiếp theo tôi xem là “Hiến tế” (Faynot Amandinde - France), quay xung quanh một khung cảnh máu me của việc giết những con cừu để Hiến tế trong một trung tâm giết mổ. Tôi nhận ra: Là nhà Nhân học đôi khi phải dùng một con mắt lạnh và một trái tim bình thản! Bộ phim “Đất Âu châu: một cuộc dạo chơi vào trí tưởng tượng phổ biến của người Cameroon” (Balz Andrea Alter – Switzerland) lại khai thác một đề tài không mới nhưng bằng cái phong cách rất hay và hài hước, rất độc đáo, đầy thú vị và bất ngờ để khán giả mặc nhiên bơi lội trong suy nghĩ của một dòng văn hóa này về dòng văn hóa khác. Đến phim thứ 3: “Kiếm tìm” (Lonut Piturescu – Romania) là bộ phim “thuốc ngủ” nhất nhưng lại gây ám ảnh nhất! Thực sự bất kì ai khi xem phim này đều không tránh khỏi mệt mỏi và buồn ngủ trong không khí im ắng của thư phòng và cả cái không khí chậm và đều mà phim “gây” nên. Nhưng “Kiếm tìm” là cách làm phim mới mẻ khi từ đầu đến cuối chỉ là cuộc hành trình của người đàn ông lớn tuổi trên chiếc xe ngựa trong cuộc mưu sinh với nghề đóng thùng gỗ và phải gõ cửa từng nhà một. Nó chỉ là một trình tự có vẻ rất bình thường như một cuộc dọn hàng chợ chiều đi về hay là cuộc đi dạo ở một phố chợ đêm nào đó, rất trình tự nhưng trong cách nhìn tinh tế của đạo diễn với những góc quay cận cảnh đã đặc tả hết sức sinh động và chân thật nét mặt, điệu bộ, cảm xúc của người trong cuộc từ đó lột tả suy nghĩ của họ. Phim Nhân học với tôi là một thể loại phim ám ảnh và gây ấn tượng theo nhiều cách mới mẻ! Hãy xem để cảm nhận hết ý nghĩa của nó!
Phim Nhân học không dạy người ta điều gì, chỉ cho ta thấy một tiểu văn hóa, một hành vi ứng xử với thế giới của những con người khác nhau, đầy sinh động và đầy lôi cuốn được các nhà làm phim phản ánh qua các hình ảnh của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới hay về những tiểu văn hóa của các nhóm xã hội hiện đại, “đó có thể là bối cảnh văn hóa, phong tục kì lạ của những tộc người hay những nhóm người mà văn hóa của họ được coi là “dã man”, xa lạ với văn hóa phương Tây hay là sự vận động của cuộc sống qua cái nhìn của chủ thể văn hóa ấy trong các chủ đề về di cư, nhập cư, đồng tính, các nhóm nghèo, biến đổi văn hóa…”7
4. Ngày hội Nhân học:
Mỗi khoa đều có một ngày gọi là Ngày hội của khoa để thể hiện hết những đặc trưng của khoa và chúng tôi có Ngày hội Nhân học. Ngày hội Nhân học lần 10 năm 2013 thực sự là một thành công của không riêng lớp NH10 chúng tôi trong vai trò ban tổ chức, mà là một thành công của khoa khi “Văn hóa của mình” đã chuyển tải được hết ý nghĩa chủ đề của nó với các hoạt động từ cổng chào rất Nhân học với những câu nói bất hủ về Nhân học đến nghệ thuật trình diễn và sắp đặt của triễn lãm ảnh Nhân học, của các mô hình nhà của các cộng đồng dân tộc và sự tham gia của các khoa với các màu sắc văn hóa khác nhau.
Tác giả tại ngày hội Nhân học tháng 4/2013, nguồn fb: nang.ongmat@facebook |
Tôi chỉ muốn kết thúc bài viết bằng những câu nói bất hủ trong Ngày hội Nhân học để nói lên tình yêu và niềm tự hào của mình với Nhân học, con đường đúng đắn mà tôi đã chọn:
“Nhân học lấy con người làm mục đích nghiên cứu của nó, nhưng không giống như các ngành khoa học khác về con người, nó cố gắng hiểu được đối tượng của nó qua các biểu hiện đa dạng nhất” – Clifford Geertz
“Con người dù trắng ở Châu Âu, vàng ở Châu Á, đen ở châu Phi hay đỏ ở châu Mỹ đều là con người nhuộm màu da khí hậu mà thôi” – Georges Buffo
“Nhân học là khoa học cho ta biết con người ở đâu cũng giống nhau, trừ khi họ khác nhau” – Nancy Banks – Smith
“Nhân học là môn học nhân văn nhất trong các khoa học, và khoa học nhất trong lĩnh vực nhân văn” – Alfred L. Kroeber (1876 – 1960, nhà Nhân học Mỹ)
“Nếu chúng ta muốn khám phá ra điều con người đạt đến, chúng ta chỉ có thể tìm thấy nó qua việc con người là gì” – Clifford Geertz
Chú thích:
1: Thơ Phạm Phú Hải
2: “Cuộc chia li màu đỏ” - Nguyễn Mỹ.
3: “Giọt sương” – Lời việt Mỹ Tâm
4: Câu nói của Lockett.
5: Câu nói trong phim “Người nước ngoài chuyên nghiệp” - Rolf Usmann – Germany.
6: “Sông quê” – Đinh Trầm Ca.
7: http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=68938&sitepageid=48
Nguyễn Thị Nhàn
NH10
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét