VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
Câu 1: Mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu Nhân học.
I. CÁC LÝ THUYẾT TRONG NHÂN HỌC
Theo
nhóm chúng tôi lý thuyết:là một hệ thống khái niệm khoa học, hệ thống
khái niệm chuyên về một vấn đề, chuyên đề, lĩnh vực giải quyết các luận
điểm khoa học bằng các chứng cứ khoa học, các lý thuyết phát triển
xa,sâu, rộng hơn, liên hệ thực tế để giải thích cho các chuyên đề, lĩnh
vực mà người nghiên cứu quan tâm.
Trong Nhân học có nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Song nhóm chúng tôi chỉ tập trung tiếp cận vào những cách
tiếp cận cơ bản nhất, đó là : Thuyết tiến hóa, thuyết chức năng hay
thuyết cấu trúc-chức năng, thuyết cấu trúc, thuyết tương đối văn hóa,
thuyết giải thích văn hóa, thuyết lan truyền hay khuếch tán văn hóa.
1. THUYẾT TIẾN HÓA
Người
đặt nền móng cho lý thuyết này là Charles Darwin. Trong công trình “
Nguồn gốc các loài” nổi tiếng của mình, ông cho rằng con người cũng như
các loài động thực vật khác đều trải qua một quá trình tiến hóa. Động
lực thúc đẩy quá trình tiến hóa này là quy luật lựa chọn tự nhiên :
trong số các sinh vật sinh ra, sinh vật nào cũng có khả năng thích nghi
cao nhất với môi trường sống và sự thay đổi của nó mới sống sót và tồn
tại, ngược lại sẽ bị diệt vong. Theo ông, loài người đã tiến hóa lên từ
cùng một loài đó là loài vượn người. Nhưng ông cho rằng quá trình phát
triển tiến hóa của con người cũng như các loài động thực vật khác không
diễn ra theo một định hướng chung nào cả.
Lý thuyết tiến hóa cung cấp
cho Nhân học cách tiếp cận để nghiên cứu,giải thích bản chất sự tương
đồng và khác biệt về mặt sinh học, xã hội và văn hóa của loài người;
nghiên cứu và giải thích các hiện tượng xã hội và văn hóa đa dạng của
con người trong mối quan hệ lịch đại. Tuy nhiên theo nhiều học giả, lý
thuyết này có nhiều hạn chế : 1). Từ các kết quả nghiên cứu chứng tỏ
rằng quá trình tiến hóa xã hội và văn hóa của con người diễn ra hết sức
đa dạng chứ không theo một quá trình đơn tuyến từ thấp tới cao, từ đơn
giản tới phức tạp từ lạc hậu đến văn minh như quan điểm các nhà tiến hóa
luận của thế kỉ XIX; 2). Động lực của quá trình tiến hóa do nhiều
nguyên nhân khác như sự trao đổi tiếp xúc giữa con người, giữa các cộng
đồng người cũng như áp lực biến đổi từ bên ngoài. 3). Với thuyết tiến
hóa, xã hội,nhất là văn hóa của loài người bị phân chia ra thành các bậc
mang tính đẳng cấp : nguyên thủy đối lập văn minh, lạc hậu đối lập với
tiến bộ…
2. THUYẾT CHỨC NĂNG, CẤU TRÚC-CHỨC NĂNG HAY CÁCH TIẾP CẬN CỦA TRƯỜNG PHÁI XÃ HỘI HỌC ANH
Người
đặt nền móng cho cách tiếp cận chức năng là Bronislaw.K.Malinowski
(1884-1942) và cho cách tiếp cận cấu trúc-chức năng là Radcliff Brown (
1922- ?).
Thuyết chức năng hay cấu trúc - chức năng là lý thuyết nhấn
mạnh tới các chức năng của các thiết chế xã hội mà nhờ có các chức năng
này, một số thiết chế xã hội có thể tồn tại được qua thời gian. Song để
phân biệt cần lưu ý là cách tiếp cận chức năng nhấn mạnh tới các chức
năng thỏa mãn các chức năng của của con người còn cách tiếp cận cấu
trúc- chức năng nhấn mạnh tới chức năng duy trì cấu trúc của các thiết
chế xã hội. Có thể lấy tổ chức dòng họ, một hình thức tổ chức xã hội dựa
trên mối quan hệ huyết thống làm ví dụ. Mặc dù đã trải qua nhiều biến
đổi nhưng tổ chức dòng họ vẫn tồn tại qua thời gian dưới các hình thức
khác nhau ở nhiều cộng đồng người trên thế giới. Từ các thiết chế xã hội
có thể suy rộng ra là các thiết văn hóa : nhiều thiết chế văn hóa có
thể tồn tại được qua thời gian vì chúng có những chức năng riêng của
chúng.
Cách tiếp cận chức năng, cấu trúc – chức năng có giá trị rất
lớn trong việc nghiên cứu và giải thích sâu sự tồn tại qua thời gian của
một số thiết chế xã hội và văn hóa của các cộng động người. Nhưng với
các cánh tiếp cận này, chức năng của các thiết chế xã hội và văn hóa
được xem như là tĩnh. Trên thực tế, chức năng của các thiết chế xã hội
và văn hóa cũng biến đổi qua thời gian.
3. THUYẾT CẤU TRÚC
Người đặt nền móng cho thuyết cấu trúc là nhân học Pháp là Claude Levi-Strauss.
Lý
thuyết ngôn ngữ cấu trúc hay lý thuyết cấu trúc âm vị đã tạo ra một
bước ngoặc trong nghiên cứu ngôn ngữ. Dựa trên lý luận cấu trúc âm vị,
các nhà điều khiển học đã nghiên cứu và phát hiện ra nguyên tắc hoạt
động của hệ thần kinh của con người.
Levi- Strauss cho rằng văn hóa
có thể chuyển đạt được ý nghĩa của nó vì nó có cấu trúc tương tự như
ngôn ngữ. Nhờ có cấu trúc văn hóa, bộ não của con người có thể lưu
giữ,giải mã được ý nghĩa của các hiện tượng của nó. Vì vậy, nhiệm vụ
quan trọng của các nhà Nhân học là ở chỗ sử dụng phương pháp nghiên cứu
tương tự như đã sử dụng ngôn ngữ cấu trúc để nghiên cứu, khám phá ra các
quy luật cấu trúc chung của văn hóa.
Tuy thuyết cấu trúc có ảnh
hưởng rất lớn đối với Nhân học cũng như đối với các ngành khoa học xã
hội khác, nhưng nó cũng bộc lộ những hạn chế mà hạn chế lớn nhất là xem
cấu trúc của bộ óc con người dường như quá đơn giản và nhấn mạnh quá mức
tới khía cạnh nhận thức của văn hóa.
4. THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA
Lý thuyết tương đối văn hóa là do các nhà Nhân học Mỹ đề xướng mà người đặt nền móng là Franz Boas ( 1858 – 1942).
Theo
thuyết tương đối văn hóa, những khác biệt về văn hóa nhất là ứng xử
giữa các cộng đồng người là kết quả quá trình biến đổi thích nghi với
môi trường sống riêng của các cộng đồng người. Vì vậy, chúng phải được
tôn trọng và hiểu trong những bối cảnh riêng và cụ thể. Trong khi văn
hóa loài người là đa dạng thì không thể đánh giá hay đo lường chúng theo
những tiêu chuẩn chung và hiểu chúng trong những bối cảnh cụ thể.
Lý
thuyết này, có ảnh hưởng lớn trong Nhân học nhất là Nhân học Mỹ vì nó
cung cấp sự hiểu biết về tính đa dạng của văn hóa loài người và cách
tiếp cận nghiên cứu mô tả và giải thích các hiện tượng văn hóa theo bối
cảnh riêng và cụ thể của chúng hay nói một cách khác là theo quan niệm
của : “người bên trong” tức của những người mang văn hóa.
5. THUYẾT GIẢI THÍCH VĂN HÓA
Lý
thuyết giải thích văn hóa đã hình thành vào khoảng những năm 1960.
Clifford Greertz được coi là “kiến trúc sư” của lý thuyết này.
Theo
cách tiếp cận này, văn hóa không phải là một biểu mẫu nằm trong đầu con
người mà được thể hiện ra bên ngoài thông qua các biểu tượng và các hoạt
động.Các biểu tượng chính là các phương tiện chuyển đạt ý nghĩa.
Vì vậy, phân tích văn hóa là đi tìm cách giải thích ý nghĩa của các biểu tượng.
Lý
thuyết giải thích văn hóa đã tạo ra sự thay đổi mang tính chất bước
ngoặt trong nghiên cứu văn hóa cụ thể, từ chỗ coi văn hóa cụ như là các
hiện tượng vật chất tới chỗ coi chúng như những hiện tượng tinh thần.
Hơn nữa, cách tiếp cận sử dụng các công cụ phân tích khác nhau của ngành
Nhân học cũng như các ngành khoa học khác như : tâm lý học, sử học, văn
học…
6. KHUẾCH TÁN VĂN HÓA
Theo Morgan, những tương đồng văn hóa
giữa các quần thể người sinh sống ở các vùng đất khác nhau trên thế giới
là do sự thống nhất về nguồn gốc và sự giống nhau về quá trình tiến hóa
tạo nên. Cụ thể, con người đã tiến hóa lên từ cùng một loài vượn người
đó là loài vượn người tại một khu vực trên thế giới mà ông cho rằng đó
có thể là khu vực Đông Phi.
Các cách tiếp cận khuếch tán văn hóa có
giá trị cho việc nghiên cứu và phân tích sự thống nhất trong đa dạng của
các văn hóa. Nhưng lý luận khuếch tán văn hóa của các học giả Anh chứa
đựng các tư tưởng của thuyết trung tâm tộc người, tức cho người Châu Âu
là văn minh và văn hóa Châu Âu là ưu việt và thuyết trung tâm Châu Âu
tức cho Châu Âu là trung tâm văn minh của thế giới.
Theo nhận định
của nhóm chúng tôi thì chúng tôi lựa chọn lý thuyết “ Thuyết tương đối
văn hóa” của Boas trong cách tiếp cận của Nhân học vì để hiểu được văn
hóa theo quan niệm của “ người bên trong”, tức là của những người mang
văn hóa, nhấn mạnh tới việc nhập thân hay hòa mình của người nghiên cứu
là “những người ngoài” vào văn hóa mà họ nghiên cứu bằng cách tự xã hội
hóa mình vào với văn hóa. Nhờ vậy, các nhà nghiên cứu có thể tránh được
việc nghiên cứu, mô tả và giải thích các hiện tượng văn hóa của cộng
đồng người mà họ nghiên cứu thiên lệch theo lăng kính văn hóa riêng của
mình.
Không có lý thuyết nào là hoàn hảo, chỉ mang tính tương đối,
quan trọng là nhà nghiên cứu biết kết hợp và chọn cho mình một lý thuyết
nghiên cứu phù hợp với vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm. Do đó, lý
thuyết tương đối văn hóa mà nhóm chúng tôi lựa chọn vẫn còn một số hạn
chế nhất định như: lý thuyết này vô hình chung đã coi nhẹ hay phủ nhận
tính thống nhất thể hiện trong nhận thức, tâm lý, tư tưởng,tình cảm,đạo
đức,…của con người mà chính nhờ có tính thống nhất này con người thuộc
các văn hóa khác nhau mới có thể hiểu được nhau.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG NHÂN HỌC.
Nhóm
chúng tôi đã thống nhất rằng nhóm Cầu Vòng đã cung cấp rất đầy đủ cho
chúng ta về phần khái niệm phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm của
các nhà Nhân học, xã hội học khác nhau. Và chúng tôi chọn quan điểm của
H. Russel Bernard. Theo ông, có hai phương pháp nghiên cứu trong Nhân
học là phương tiếp cận định tính và phương pháp tiếp cận định lượng.
Phương
pháp là một hệ thống những yếu tố được xây dựng theo nguyên tắc nhất
định để nhằm đạt được mục tiêu nhanh và hiệu quả nhất. Ngành Nhân học sử
dụng những phương pháp thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay
điều tra.
Phương pháp là một công cụ để thu thập tổng hợp và phân
tích các thông tin từ thực tế trên cơ sở mục tiêu của một đề tài nghiên
cứu nhất định. Và là lý thuyết được biến thành phương tiện,con đường cho
nghiên cứu.
Theo H.Russel Bernard thì “ Phương pháp nói một cách
khách quan là sự nghiên cứu làm cách nào chúng ta biết được sự vật hiện
tượng và vấn đề mà chúng ta muốn tìm hiểu.
1. Phương pháp nghiên
cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết
quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu theo quan niệm diễn dịch.
- nghiên cứu lý thuyết là chủ yếu nghiên cứu tài liệu,tư liệu đã có sẵn,có trước để tìm ra vấn đề.
- nghiên cứu thực nghiệm (điền dã dân tộc học): trong điều kiện có sự tác động có chủ định của nhà nghiên cứu .
- nghiên cứu phi thự nghiệm:không có bất cứ sự tác động nào làm biến đổi trạng thái của sự vật.
-
nghiên cứu lịch sử: là pp đòi hỏi nghiên cứu sự vật,hiện tượng trong
quá trình phát sinh,phát triển và tiêu vong với đầy đủ tính đa dạng
phong phú của nó.
2. Phương pháp nghiên cứu định tính- là một
phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa
và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên
cứu.
Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc
điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã
hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau
mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế
hàng ngày.
Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu
linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện
những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được
trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và
phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, chúng có thể được
điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình
thu thập. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định
tính và phương pháp định lượng. Bao gồm 3 phương pháp chính đó là: phỏng
vấn sâu, thảo luận nhóm, phương pháp quan sát.
-.PHỎNG VẤN SÂU
a. Phỏng vấn không cấu trúc
Là
phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi sử
dụng phương pháp này nghiên cứu viên phải nhớ một số chủ đề cần phỏng
vấn và có thể sử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng
vấn. Nghiên cứu viên có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ
theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn.
-
Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò
chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân
tích số liệu.
b. Phỏng vấn bán cấu trúc
Phỏng vấn bán cấu trúc
là PV dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy
nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc
điểm của đối tượng PV. Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm:
-Phỏng vấn sâu
-Nghiên cứu trường hợp
-Lịch sử đời sống.
Thông
tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều
cuộc phỏng vấn kéo dài (thường là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu
trúc)
Ưu điểm của PV bán cấu trúc
- Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn
-
Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông
tin nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề
mới nảy sinh.
- Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được
Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp
c. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống
Là
phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau.
Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm các con số, các
dữ liệu có thể đo đếm được. Các phương pháp này được coi là một bộ phận
trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các
đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu.
Các phương
pháp này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự
tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu
xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quanh họ và cách họ tổ chức các
thông tin này như thế nào.
- Liệt kê tự do (Free listing)
Tách
biệt và xác định các phạm trù cụ thể. NCV yêu cầu đối tượng liệt kê mọi
thông tin mà họ có thể nghĩ tới trong một phạm trù cụ thể.
- Phân loại nhóm
Phương
pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các phạm trù khác nhau và
mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ, NCV có thể yêu cầu đối tượng phân loại
các bệnh của đường sinh dục và các bệnh lây qua đường tình dục hoặc phân
loại những tiếp xúc không gây lây nhiễm HIV và những tiếp xúc có thể
làm lây nhiễm.
- THẢO LUẬN NHÓM
a. Thảo luận nhóm tập trung
Một
nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đặc điểm
nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ
học vấn, cùng một độ tuổi, cùng một giới tính ...
Thảo luận nhóm tập
trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can
thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương
trình hiện tại, thu thập các thông tin về một chủ đề phục vụ cho việc
xây dựng bộ câu hỏi có cấu trúc.
Ưu điểm của phương pháp
- Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so với phỏng vấn cá nhân.
- Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng
- Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân
Nhược điểm
- Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với phỏng vấn cá nhân.
- Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm và hành vi trong cộng đồng.
- Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân.
- Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với PV cá nhân
- Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất khó, nhất là việc gỡ băng ghi âm.
b. Phỏng vấn nhóm không chính thức
Ví dụ phỏng vấn các nhóm tự nhiên như nhóm thành viên gia đình, nhóm đàn ông uống trà trong quán, nhóm phụ nữ đi khám bệnh ...
Phương pháp này dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn tự do
Phương
pháp phỏng vấn nhóm không có trọng tâm dễ dàng thực hiện nhưng ít có
tính hệ thống do đó khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm. Phương pháp
này có giá trị đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch từ trước.
- PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
Cung
cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật
của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi
thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu.
-Người ta có thể
quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu
của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệu phản ảnh
hành vi.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC.
Sau
khi tham khảo và tìm hiểu một số quan điểm của các nhà khoa học về mối
quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Nhân học, nhóm chúng
tôi chọn quan điểm của Jean Pierre Olivier De Sardan. Theo chúng tôi,
đây là một quan điểm khá rõ ràng và dễ hiểu về vấn đề này.
Tác giả
cho rằng, bất cứ một phương pháp trong lĩnh vực khoa học xã hội đều có
một mối quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc với một quan điểm xã hội. Đó
co thể là mối quan hệ gần gũi với những hệ tư tưởng (như xu hướng tự do,
xu hướng cấp tiến) hoặc với những mẫu hình tư duy (lý thuyết Mác-xít,
lý thuyết phân tích hệ thống, lý thuyết phương pháp luận cá nhân,..).
Khái niệm “mối quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc” này không thể hiểu
theo nghĩa quyết định luận. Không bao giờ có mối liên hệ một chiều và
cứng nhắc theo một kiểu lý thuyết, một phương pháp. Một quan điểm lý
thuyết nào đó có thể tương thích với phương pháp này, nhưng lại không
thể áp dụng với phương páhp khác. Và ngược lại, một phương pháp cụ thể
không bao giờ có thể được sử dụng cho bất cứ lối tiếp cận lý thuyết nào,
mà chỉ có thể đượv dùng cho một số mà thôi. Nói cách khác, các phương
pháp đều có mối lien hệ nào đó với các lối đặt vấn đề, các quan điểm và
các định đề, mà sự thích đáng của lối đặt vấn đề và những quan điểm này
luôn luôn gắn liền với đối tượng điều tra.
Theo quan điểm của riêng
nhóm, giữa lý thuyết và phương pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động
qua lại lẫn nhau. Lý thuyết định hướng, gợi mở cho phương pháp, nhà
nghiên cứu căn cứ vào lý thuyết để xây dựng phương pháp nghiên cứu cho
phù hợp. Khi nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp nào đó để thu thập
thông tin thì kết quả của quá trình thu thập thông tin này quay trở lại
củng cố cho lý thuyết. Một lý thuyết có thể áp dụng cho nhiều phương
pháp và một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều lý thuyết.
Câu 2: Trong nghiên cứu có cần sử dụng lý thuyết không?
Theo
nhóm cần có lý thuyết trong nghiên cứu vì trong nghiên cứu định lượng,
lý thuyết định hình cho nghiên cứu, lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu. Trước
khi tiến hành một nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải tiếp cận với nhiều lý
thuyết khác nhau để chọn lựa ra một lý thuyết thích hợp nhất cho nghiên
cứu của mình. Bởi vì chính lý thuyết là tiền đề để dẫn dắt, định hướng
cho nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.
Lớp Nhân học 07
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét