Hãy thử gõ
ba từ đầu tiên của câu hỏi này trên công cụ tìm kiếm google search. Chắc hẳn
câu hỏi đó sẽ hiện lên với hạng mục gợi ý đầu tiên. Điều này cho tôi một ý
nghĩa rằng: đã và đang có rất nhiều người muốn nhờ ai đó trả lời giúp cho họ câu
hỏi: Học nhân học ra trường làm gì?
Và rồi, khi bạn chọn gợi ý mà google đề xuất về câu hỏi đó, nhiều người sẽ chẳng tìm được một câu trả lời như mong muốn. Vì vậy tôi sẽ mượn câu hỏi trên để làm tựa đề cho bài viết này. Tất nhiên, tôi không kỳ vọng câu trả lời của mình sẽ làm hài lòng tất cả. Ở đây tôi sẽ nói về trường hợp của tôi và con đường tôi tìm ra câu trả lời cho bản thân mình.
Và rồi, khi bạn chọn gợi ý mà google đề xuất về câu hỏi đó, nhiều người sẽ chẳng tìm được một câu trả lời như mong muốn. Vì vậy tôi sẽ mượn câu hỏi trên để làm tựa đề cho bài viết này. Tất nhiên, tôi không kỳ vọng câu trả lời của mình sẽ làm hài lòng tất cả. Ở đây tôi sẽ nói về trường hợp của tôi và con đường tôi tìm ra câu trả lời cho bản thân mình.
Tôi từng muốn trở thành một thầy giáo dạy lịch sử, đơn giản
vì tôi học tốt nhất môn đó, cũng bởi vì tôi có ấn tượng đẹp với một người thầy
dạy sử. Tôi thi đại học năm thứ nhất, thứ hai, rồi lần thứ ba, mặc dù số điểm
khá cao so với đầu vào ở TP. HCM, nhưng
chuyện chinh phục Sư phạm I thì vẫn giống 2 lần trước. Tôi biết rằng cửa duy nhất để
tôi được vào Đại học là miền Nam. Bạn bè vào đại học hết rồi, và câu nói: “thi đại
học đến năm thứ bà mà vẫn…” cứ ám ảnh tôi, mặc dù chưa ai nói với tôi vậy,
nhưng hàng xóm họ nói về người khác như vậy. Sức ép đó càng khiến tôi phải kiếm
đại một ngành, một trường nào đó, trước mắt, có lẽ, chỉ để giải quyết vấn đề “oai”.
Lúc đó khoa Nhân học trường Nhân văn Tp. HCM có 60 chỉ tiêu. Mọi người cũng nói
rằng: “đăng ký vào đó là chắc ăn đại học nhất”. Quyết định chọn lựa và vào Nam mà
không biết ngành tôi sẽ học là cái gì, học ra để làm gì? Nó không dễ dàng như câu học sư phạm
ra để làm thầy giáo.
Một người vào từ
nguyện vọng hai, ban đầu tôi cảm thấy tự ti với các bạn nguyện vọng một bởi tôi nghĩ họ tìm
hiểu rất kỹ cho câu hỏi giống như tôi. Tôi quyết định đi tìm câu trả lời từ những
người bạn nguyện vọng I. Họ đã cho tôi những câu trả lời đại loại như: Ờ thì
học cái này ra mày có thể xin vào cơ quan hành chính, uỷ ban dân tộc, hay là đi
làm nghiên cứu gì đó? Tiếp tục: Vậy mày nghĩ mày làm công việc gì trong cơ quan
hành chính, hay uỷ ban dân tộc, hay giả dụ như mày đi nghiên cứu thì nghiên cứu
để làm cái gì? Hiểu người ta xong thì mày làm cái gì? Rồi các bạn tôi trả lời:
Tao cũng chưa biết, nhưng nghe thấy các thầy cô với các anh chị khoá trên nói
thế. Rồi tôi lại đi hỏi các anh chị khoá trên, tôi chủ động tham gia vào hội trại,
chủ động tham gia những chương trình văn nghệ của đoàn khoa, của lớp, chỉ mong
được tiếp xúc nhiều hơn với các anh chị khoá trên. Họ đã giúp đỡ tôi, nhiệt
tình nói cho tôi rất nhiều những kinh nghiệm học tập của họ. Còn về câu hỏi của
tôi họ cũng không có câu trả lời ngoài những khái niệm như nhân học là gì, những
lĩnh vực quan tâm của nhân học là gì?
Hết năm nhất,
tôi cảm thấy hoành cảnh mình thật tệ hại, tôi đặt ra một câu hỏi khác: tại sao một
câu hỏi quan trọng như thế, chưa giải đáp đã vào ngành học này làm gì? Tôi
cũng đã hỏi thầy cô, nhưng họ cũng không trả lời cụ thể được. Tôi đã quá lớn so với bạn bè và
“đã đâm lao thì phải theo lao”, tôi tự nghĩ với mình rằng: Một ngành học khi được
tổ chức ra để đào tạo chắc hẳn nó phải là tâm huyết của bao nhiêu người có
chuyên môn, rồi các tổ chức, nhà nước… không có lẽ họ đào tạo sinh viên ra để
cho thất nghiệp? Thực sự đó là đốm sáng duy nhất trong đầu tôi vào thời điểm ấy.
Tôi mua sách, mua tài liệu, và đi thư viện, tôi đọc rất nhiều chỉ để trả lời
cho những câu hỏi: học nhân học ra trường làm cái gì cụ thể, nó sẽ giúp phát
triển điều gì cho xã hội, nó sẽ giúp tôi làm cái gì cụ thể để mưu sinh sau này… Và cũng rất thời sự là vào lúc đó tôi phải trả lời cho người thân, hàng xóm, bạn bè của tôi nếu họ hỏi tôi đang
học cái gì, và tôi sẽ làm cái gì?
Tôi lên lớp, được
học về nhiều phương pháp nghiên cứu, tôi đọc nhiều và hỏi thầy cô về những quan điểm
cách nhìn nhận của ngành học mình, tôi đi vào những cộng đồng nghèo, cùng với
các bạn tổ chức những chuyến đi thực tế để tìm hiểu văn hoá xã hội, tôi được
người dân yêu mến. Tôi dần quên đi rằng tôi đang phải trả lời cho những câu hỏi
do chính tôi đặt ra. Lúc đó trong đầu chỉ còn là làm sao để những truyền thống
tuyệt vời của cộng đồng được lưu giữ và thực hành. Làm sao để thay đổi đời sống
của những cộng đồng nghèo? – những người nghèo đô thị, những nhóm người bị xã hội
phân biệt đối xử, những người nông dân sản xuất ra nông sản còn việc định giá lại
là của thương lái. Và làm sao để các nhà tài trợ biết được ở vùng mà tôi đi
qua có rất nhiều em bé đang phải bỏ học vì gia đình quá nghèo, vì đường đi học
quá xa…. Tôi cố gắng
tìm ra giải pháp cho những câu hỏi mới này.
Học dần lên năm trên, tôi được tham gia
nghiên cứu một số dự án và biết rằng: Những thông tin mà tôi đang nghiên cứu sẽ được cung cấp cho việc làm chính sách của một cơ quan nhà nước. Và tôi phải cố gắng
làm sao để những thông tin mình phỏng vấn, mình ghi chép lại phản ánh chính xác
nhất đời sống của các cộng đồng mình nghiên cứu. Bởi vì những thông tin sai có thể dẫn đến chính sách sai. Và nếu chính sách sai thì rất nhiều người sẽ
phải chịu hậu quả, nhất là đối với những người nghèo. Tôi lại quên đi trả lời câu hỏi: học nhân học ra trường
làm cái gì?
Rồi ra trường, tôi đi làm ở một tổ chức phi chính phủ - làm về phát triển cộng đồng, những câu hỏi làm sao thay đổi được hành vi của những người lao động khi chính những hành vi đó làm tổn thương họ. Tôi đã cùng những người lao động thảo luận về công việc họ làm, những vấn đề mà họ gặp phải, tham gia vào công việc hàng ngày để hiểu tại sao họ không quen khi thay đổi 1 hành vi không tốt, rồi tôi làm cùng họ, và họ cảm thấy rằng tôi thật bụng với họ, cuối cùng người ta nhận thấy rằng sẽ quen được với hành vi mới tốt hơn mà không làm họ bị thương nữa. Trước khi rời khỏi tổ chức phi chính phủ này cho một cơ hội mới, tôi đã thêm 1 lần được làm công việc tôi yêu thích là nghiên cứu, để lấy số liệu, thông tin cho tổ chức cùng một cơ quan nhà nước đề ra chính sách giúp hỗ trợ cộng đồng này. Đến đây, tôi hoàn toàn quên đi câu hỏi: học nhân học ra để làm gì?
Rồi ra trường, tôi đi làm ở một tổ chức phi chính phủ - làm về phát triển cộng đồng, những câu hỏi làm sao thay đổi được hành vi của những người lao động khi chính những hành vi đó làm tổn thương họ. Tôi đã cùng những người lao động thảo luận về công việc họ làm, những vấn đề mà họ gặp phải, tham gia vào công việc hàng ngày để hiểu tại sao họ không quen khi thay đổi 1 hành vi không tốt, rồi tôi làm cùng họ, và họ cảm thấy rằng tôi thật bụng với họ, cuối cùng người ta nhận thấy rằng sẽ quen được với hành vi mới tốt hơn mà không làm họ bị thương nữa. Trước khi rời khỏi tổ chức phi chính phủ này cho một cơ hội mới, tôi đã thêm 1 lần được làm công việc tôi yêu thích là nghiên cứu, để lấy số liệu, thông tin cho tổ chức cùng một cơ quan nhà nước đề ra chính sách giúp hỗ trợ cộng đồng này. Đến đây, tôi hoàn toàn quên đi câu hỏi: học nhân học ra để làm gì?
Nhân học với cái nhìn tổng thể về con người |
Nhân học chỉ ra cho chúng ta những cách nhìn nhận –
quan điểm, những phương pháp để tìm lời giải cho rất nhiều những thắc mắc mà chúng ta
gặp phải. Hãy thấm nhuần những quan điểm, và hãy nắm chắc những phương pháp của Nhân học. Tôi tin nó sẽ giúp bạn không chỉ giải quyết được các câu hỏi trong từng công việc cụ thể, mà rất nhiều
câu hỏi khác trong cuộc đời bạn.
NQViệt - NH07