Bài này tôi sẽ chia sẻ với các bạn 2 phần:
- Cách mã hoá bảng hỏi vào SPSS
- Nhập liệu
Đầu tiên là việc mã hoá bảng hỏi vào chương trình SPSS như thế nào:
- Cách mã hoá bảng hỏi vào SPSS
- Nhập liệu
Đầu tiên là việc mã hoá bảng hỏi vào chương trình SPSS như thế nào:
Trong bảng hỏi có nhiều dạng câu hỏi khác nhau, nhưng việc mã hoá chúng về căn bản là giống nhau
Đầu tiên, tôi sẽ giải thích những cột trong cửa sổ variable view, quan sát hình bên dưới
Mã hoá bảng hỏi định lượng vào SPSS |
- Name: tên của câu hỏi (ghi cau1, hoặc c1, và thêm 1 ký hiệu gì đó về nội dung. Ví dụ: c1ten, c2gioitinh, c3tongiao) Chú ý viết liền, ngắn, và không có ký hiệu đặc biệt.
- Type: Ta sẽ biểu diễn câu hỏi này bằng số, hay chữ. Chương trình sẽ mặc định bằng số (numeric). Và thực tế, tất cả các câu ta đều chọn số, chỉ có câu tên người trả lời là ta chọn (string). Để chọn biểu diễn bằng chữ ta bấm vào ô đó sẽ hiển thị cửa sổ nhỏ sau: sau đó chuyển dấu chấm xuống vị trí string và chọn character là số ký tự mà bạn dự đoán. Ví dụ tên dài nhất có bao nhiêu ký tự
- Width: độ rộng, hay số ký tự mà bạn dự kiến sẽ sử dụng. khi bạn chọn charater ở ô Type là 20, độ rộng sẽ tự động chuyển về 20
- Dicimals: số thập phân đằng sau nếu có. VD: cau1ten tôi chọn string (bằng chữ) nên thập phân không có. Thường để theo mặc định là 2 số 0 đằng sau.
- Label: bạn sẽ giải thích rõ hơn về nội dung câu ở phần này.
- Values: Đây là phần quan trọng nhất, nơi mà bạn sẽ gắn những con số cho những đáp án của câu hỏi.
- Missing là nơi bạn sẽ gắn những con số của những trường hợp bị lỗi, để dễ dàng làm sạch khi xử lý.
- Columm: độ rộng của cột. Align, văn bản sẽ ở phải, giữa, hay trái của ô.
- Meassure: Nominal: thang đo định danh. Scale: thang đo tỷ lệ và khoảng cách. Ordinal: thang đo thứ bậc.
Tiếp theo, chúng ta sẽ nhập liệu cho từng dạng câu hỏi một:
Câu 1: Tên của ông bà là gì?
Câu này chỉ cần chú ý Type chuyển qua string, số ký tự để sau này viết đủ tên người trả lời: 20 hoặc tuỳ các bạn. Label: giải thích, Values: không, missing none (không), độ rộng columm tôi để 20 để vừa với tên dài nhất. Phần thang đo tôi để Nominal (định danh)
Trong bảng hỏi thường có tên, địa chỉ, hay số điện thoại... của người trả lời là dạng câu hỏi này.
Câu 2: Ông bà bao nhiêu tuổi:
Câu này tôi chọn Numeric ở phận Type, độ rộng mặc định 8, thập phân mặc định 2, Lable giải thích: (tuoi nguoi tra loi). Đây là câu hỏi có thể thu được 1 con số cụ thể nên không gắn giá trị values, missing không. Measure để scale: thang tỷ lệ.
Trong 1 bảng hỏi thường có câu hỏi về thu nhập, thuế, số lượng con cái, số lượng anh chị em... là thuộc câu hỏi dạng này.
Câu 3: Giới tính người trả lời. Sẽ có những đáp án sẵn như: 1=nam, 2=nữ, hiện nay có thể là 3=giới tính khác. Câu này bắt đầu được gắn giá trị ở cột Values:
Để gắn giá trị ta nhấp chuột vào ô Values sẽ hiện ra cửa sổ sau:
Dòng Value: đánh số (1), tương ứng với dòng Label ta sẽ đánh (nam). Nhấp Add để đưa vào. Tương tự (2) là (nu). Nhấp OK. Chuyển sang phần thang đo chọn Nominal: định danh.
Câu 4: Ông bà theo tôn giáo nào, câu có các đáp án: 0=không theo tôn giáo nào, 1=phật giáo, 2=thiên chúa giáo, 3=thiên chúa, 4=tin lành, 5=hoà hảo, 6=cao dài, 7=khác. Câu này cũng nhập tương tự như các câu có hai đáp án giống câu 2.
Đây là biến định danh cho nên ta để Measure: Nominal.
Câu 5: Trình độ học vấn cao nhất của người trả lời với các đáp án: 1=không có bằng cấp, 2 có Tiểu học, 3 có THCS, 4 có THPT, 5 có trung cấp nghề, 6 có cao đẳng, 7 có bằng đại học, 8 có bằng thạc sĩ, 9 có bằng tiến sĩ, 10 khác.
Câu này cũng được nhập tương tự như câu số 4, nhưng phần Measure ta để đây là thang thứ bậc Ordinal. Vì các (đáp án) thang đo tăng dần theo mức độ từ thấp đến cao.
Câu 6: Trong vòng 1 năm qua ông/bà đã đi khám sức khoẻ ở những cơ sở y tế nào. Gỉa sử đáp án là: 1=bệnh viện tỉnh, 2, bệnh viện huyện, 3 bệnh viện cấp phường xã, 4 bệnh viện tư, 5 cơ sở đông y.
Đây là loại câu hỏi mà người trả lời có thể chọn nhiều đáp án. Có thể trong 1 năm qua người này đi đến hai hoặc ba, hoặc tất cả các bệnh viện được nêu ra để khám chữa bệnh.
Đối với câu này ta phải chia ra từng câu nhỏ dạng câu 6.1 (đáp án 1); 6.2 (đáp án 2); 6.3 (đáp án 3)... Mỗi câu nhỏ sẽ được mã hoá với 2 kết quả, 1 có chọn, 2 không chọn:
Mã hoá câu hỏi nhiều đáp án |
Ta sẽ gắn giá trị 1=có, 2=0 cho câu 6.1 tương tự các câu ở trên: Nhấp vào ô Values:
Với câu 6.2, 6.3.... tương tự. Các bạn có thể copy ô values ở câu 6.1, để paste xuống ô value 6.2, 6.3... cho nhanh hơn. Với các câu có mã hoá như nhau ta đều có thể copy/paste để tiết kiệm thời gian. Ở đây vẫn là thang đo định danh, ta chọn Nominal ở cột Measure.
Câu 7: Ông/bà cho biết mức độ hài lòng của ông bà đối với những cơ sở y tế trên.
Câu này có thể được viết ma trận như sau để người hỏi có thể khoanh và chấm điểm cho từng cơ sở y tế.
Các cơ sở y tế
|
Rất không hài lòng
|
Rất hài lòng
|
||||
1/Bệnh viện tỉnh
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
2/Bệnh viện huyện
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
3/TT y tế cấp phường xã
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
4/Bệnh viện tư
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
5/Phòng khám đông y
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
Với câu này ta cũng chia thành từng câu nhỏ giống câu 6. Và mỗi mức độ từ 1 đến 6 là 1 thang đo (đáp án). Mã hoá bình thường như các câu khác. Đây là thang đo thứ bậc. Ta sẽ chọn Measure = Ordinal.
Các câu ví dụ ở trên là các dạng câu hỏi thường có ở mỗi bảng hỏi nghiên cứu định lượng.
Tiếp theo là nhập liệu như thế nào:
Nhìn vào góc bên trái, phía dưới có 2 cửa sổ: Variable View - bảng mã hoá (ở phần trên chúng ta đã thực hiện mã hoá) và cửa sổ Data View: cửa sổ này dành cho công việc nhập liệu.
Ta có thể nhìn thấy được trình bày theo hàng ngang ở trên là các câu hỏi ta vừa mã hoá. Các cột 1,2,3.....n sẽ là vị trí mà ta sẽ nhập từng người trả lời và các thông tin thu được được biểu diễn theo hàng ngang.
Ví dụ người thứ nhất: Nguyễn Văn A: C1: điền tên, C2 tuổi = A 20 tuổi điền 20, C3 giới tính A = giới tính nam điền 1.
C4 tôn giáo, A theo đạo Phật điền 1; C5 học vấn, A có bằng đại học điền 7; c6.1 A có đi khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh điền 1, C6.2 có đi khám bệnh viện huyện điền 1, C6.3 không đi khám ở bệnh ở trạm y tế phường xã điền 2, C6.4 không đi khám ở phòng khám tư nhân điền 2, C6.5 không đi khám ở phòng khám đông y điền 2. Tương tự với câu 7.
Chú ý: tên người trả lời không gõ tiếng việt có dấu, nếu viết có dấu sẽ giống trường hợp người trả lời thứ 2: Nguyễn Văn B.
Nguyễn Quốc Việt - NH07